Thuyết âm mưu xung quanh Brexit

GD&TĐ - Một trong những thuyết âm mưu nổi bật nhất là cái gọi là “hoạt động hậu trường” làm chệch hướng và giữ nước Anh ở lại EU. Nhiều quan chức cao cấp, chẳng hạn như Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble và nhà thương thuyết của EU Michel Barnier đã tuyên bố rằng UK có thể thu hồi Điều 50 và ở lại EU ngay chính khoảnh khắc mà Anh rời đi, biến đây trở thành một thuyết âm mưu mới được nhiều người tin tưởng.

Thuyết âm mưu xung quanh Brexit

Âm mưu “điều hướng”

Vào thời điểm Vương quốc Anh chuẩn bị tách khỏi EU, số lượng người thể hiện mong muốn ở lại EU tăng đáng kể. Thêm vào đó, thực tế là những người trên 65 tuổi, chiếm gần một phần tư số cử tri, là nhóm ủng hộ Brexit nhất, với 64% phiếu thuận, lại không phải nhóm dân cư “bền vững”. Con lắc sẽ ngả hơn về phía ở lại EU khi nhiều cử tri trong nhóm này di cư lên... “Thiên đàng”.

Nhiều chính trị gia cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý chỉ mang tính tham khảo và không ràng buộc. Cựu Thủ tướng Tony Blair đã kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý thứ hai và đảng Lao động đối lập lại xóa bỏ một tham chiếu để thể hiện sự tôn trọng của kết quả cuộc trưng cầu dân ý trong các văn bản của Quốc hội. Sự nhượng bộ ở biên giới Ireland cũng có nghĩa là những lựa chọn về Brexit của họ giờ đây khá hạn chế. Thủ tướng Theresa May, người ủng hộ Brexit nhiệt thành nhất, cũng đã từ chối trả lời khi được hỏi bà sẽ bỏ phiếu như thế nào trong cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Tất cả gợi nên rằng: Liệu những cuộc đàm phán ồn ào hỗn loạn có phải chỉ là một mánh khóe để giành sự ủng hộ trong một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai?

Ngoài ra, trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu, cả hai phe đều chỉ trích chính phủ vì đã “đánh lạc hướng” cử tri. Nhiều người trẻ tuổi, chiếm tỷ trọng lớn trong phe “Ở lại”, với 175.000 người đã rất thất vọng khi biết rằng cuộc bỏ phiếu được tổ chức ngay sau Festival Glastonbury nổi tiếng. Nghị sĩ theo chủ nghĩa hoài nghi Steve Baker dù bác bỏ thuyết này, nhưng lại dùng ngôn từ thái quá khi nói rằng chính phủ Anh “chưa bao giờ có thể tổ chức một âm mưu”. Cả hai bên đều cáo buộc chính phủ và sau đó là tin tặc nước ngoài đã đánh sập trang web đăng ký bỏ phiếu trong những giờ cuối cùng. Những giờ phút dành cho giới trẻ truy cập trang web bỏ phiếu vô cùng vội vã, mặc dù chính phủ đã nới rộng hạn cuối đăng ký thêm 48 tiếng sau vụ phá hoại.

MI5 chống lại Pens

Trong quá trình kiểm phiếu độc lập của Scotland vào tháng 9/2014, một đoạn video chung về số phiếu được kiểm đếm đã nhanh chóng thu hút sự cáo buộc gian lận từ các cử tri ủng hộ độc lập với lá phiếu thuận, khi những hình ảnh tiết lộ một đống phiếu được ghi rõ ràng là thuận nhưng lại được để bên bàn đặt phiếu chống. Với những hình ảnh này, Nga đã tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu này đã bị gian lận và không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi một kiến nghị trực tuyến với hơn 100.000 chữ ký đã được đưa ra, nhưng không có kết quả.

Vào ngày bỏ phiếu Brexit, những người ủng hộ Brexit có những lo ngại tương tự rằng phiếu bầu sẽ được thay đổi, lần này theo nghĩa đen. Tất cả các trạm bỏ phiếu của Vương quốc Anh đều cung cấp bút chì cho cử tri và Twitter đã nổi giận với những người kêu gọi cử tri sử dụng bút, cảnh báo rằng cơ quan an ninh MI5 đã lên kế hoạch thay đổi kết quả bầu cử bằng cách sửa phiếu bằng tay. Một người phụ nữ thậm chí còn kể lại rằng một cử tri chống Brexit đã gọi cảnh sát chỉ vì cô đã cho một cử tri ủng hội Brexit khác mượn chiếc bút bi của mình. Lý thuyết này xuất hiện từ đâu không rõ, nhưng có vẻ như MI5 không hề có kế hoạch thay đổi phiếu bầu, hoặc họ đã bị cản trở bởi những cây bút bi “quyền lực”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.