Thủ tướng Armenia nói về sự can thiệp quân sự của Nga

GD&TĐ - Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng Nga sẽ can thiệp quân sự “trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh của Armenia theo các thỏa thuận song phương giữa 2 nước”.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Trả lời phỏng vấn của tờ Bild (Đức), ông Pashinyan cho biết “Căn cứ quân sự thứ 102 của Nga ở Armenia và chúng tôi có một hệ thống phòng không chung”.

“Các thỏa thuận song phương xác định rõ ràng trường hợp lực lượng trên có thể tham gia để đảm bảo an ninh cho Armenia” – ông Pashinyan nói thêm – “Những trường hợp này rất cụ thể và tôi chắc chắn trong trường hợp cần thiết, Nga sẽ thực hiện bổn phận của mình trong khuôn khổ thỏa thuận”.

Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan vì vùng cao nguyên Nagorno-Karabakh (lãnh thổ tranh chấp từng là một phần của Azerbaijan trước khi Liên Xô tan rã nhưng chủ yếu có dân tộc Armenia sinh sống) nổ ra vào tháng 2/1988 sau khi khu tự trị này tuyên bố rút khỏi Azerbaijan.

Vào năm 1992-1994, căng thẳng bùng phát thành các hành động quân sự quy mô lớn để giành vùng đất này và 7 vùng lãnh thổ liền kề sau khi Azerbaijan mất quyền kiểm soát chúng.

Các cuộc đàm phán về khu định cư Nagorno-Karabakh diễn ra từ năm 1992 dưới sự điều hành của nhóm OSCE Minsk do 3 đồng chủ tịch Nga, Pháp, Mỹ dẫn đầu.

Theo AMN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.