Điện đàm với Thủ tướng Armenia, TT Putin bày tỏ lo ngại sâu sắc

GD&TĐ - Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, TT Nga Putin bày tỏ sự lo ngại sâu sắc đối với sự thù địch ở Nagorno – Karabakh.

TT Nga Putin
TT Nga Putin

Cơ quan báo chí của điện Kremlin cho biết “phía Armenia đã bắt đầu cuộc điện đàm giữa TT Nga Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan” khi các nhà lãnh đạo “tiếp tục thảo luận về tình hình ở khu vực xung đột Nagorno – Karabakh”.

Điện Kremlin nhấn mạnh: “Ông Putin bày tỏ lo ngại sâu sắc về các hành động thù địch đang tiếp diễn. Nhu cầu cấp bách cần quan tâm là các bên thù địch ngừng bắn và có các bước đi làm giảm leo thang khủng hoảng”.

Đây là cuộc điện đàm thứ 2 giữa ông Putin và ông Pashinyan sau cuộc điện đàm diễn ra hôm 27/9.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi Armenia và Azerbaijan dừng ngay lập tức các hành động thù địch - Đặc phái viên Nigeria Abdou Abarry, chủ tịch Hội đồng vào tháng 9 cho biết.  

“Các thành viên Hội đồng Bảo an lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thư ký về việc các bên ngừng giao tranh, giảm leo thang căng thẳng và quay lại các cuộc đàm phán có ý nghĩa ngay lập tức” – ông nói và cho biết một cuộc họp có sự tham gia của Armenia và Azerbaijan có thể diễn ra.

Các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra, hôm nay (30/9), quân đội Azerbaijan tuyên bố đã phá hủy một hệ thống phòng không S-300 của Armenia ở Nagorno-Karabakh. Baku cho biết ít nhất 2.700 binh sĩ Armenia đã thương vong trong các cuộc đụng độ gần đây.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan trước đó cho biết đã “hoàn toàn tiêu diệt” một trung đoàn của Armenia trong các cuộc đụng độ. Tuy nhiên, Yerevan cho đây là tin giả.

Các cuộc đụng độ biên giới giữa 2 nước nổ ra vào ngày 27/9. EU, Nga và NATO cùng một số nước khác đã kêu gọi ngừng ngay lập tức các cuộc đụng độ này.

Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan vì vùng cao nguyên Nagorno-Karabakh (lãnh thổ tranh chấp từng là một phần của Azerbaijan trước khi Liên Xô tan rã nhưng chủ yếu có dân tộc Armenia sinh sống) nổ ra vào tháng 2/1988 sau khi khu tự trị này tuyên bố rút khỏi Azerbaijan.

Vào năm 1992-1994, căng thẳng bùng phát thành các hành động quân sự quy mô lớn để giành vùng đất này và 7 vùng lãnh thổ liền kề sau khi Azerbaijan mất quyền kiểm soát chúng.

Các cuộc đàm phán về khu định cư Nagorno-Karabakh diễn ra từ năm 1992 dưới sự điều hành của nhóm OSCE Minsk do 3 đồng chủ tịch Nga, Pháp, Mỹ dẫn đầu.

Vụ nổ tại các vị trí của Azerbaijan sau khi Armenia tấn công các xe chở đạn:

Theo TASS/Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.