Những tội phạm kỳ lạ nhất thế giới

 

Những tội phạm kỳ lạ nhất thế giới

Chợ đen phô mai

Đa số người tiêu dùng thừa nhận rằng phô mai là tốt, nhiều người có thể ăn bao nhiêu cũng không chán. Trừ những người không dung nạp được các sản phẩm từ sữa, thì đây là ý kiến được thừa nhận rộng rãi. Thậm chí, nhiều người ca ngợi món ăn này đến mức cho rằng chỉ riêng việc được tự do đến cửa hàng và mua phô mai bất cứ khi nào muốn đã là một trong những món quà tuyệt vời nhất của xã hội hiện đại. Chính vì thế, nhiều người khó có thể tưởng tượng ra mức độ tệ hại của những kẻ “nghiền phô mai” khi mà cung không đủ cầu, thị trường khan hiếm món ăn khoái khẩu của họ.

Đó cũng là tình hình ở nước Nga, do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt và cũng như sự mất mát trong vị trí địa chính trị chung mà đất nước này mất đi trong thập kỷ qua. Nước Nga có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thị trường phô mai đen phát triển mạnh do thiếu hụt trầm trọng và giá cao, vì sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin đã ban hành lại lệnh cấm thịt, phô mai và các thực phẩm nhập khẩu khác từ Mỹ và EU.

Có thể bạn nghĩ rằng, một thị trường đen phô mai chỉ là một trò đùa, nhưng ở nước Nga thực sự tồn tại một thị trường như vậy. Các nhà chức trách thường xuyên bắt giữ các đường dây buôn bán phô mai địa phương. Điển hình là vụ bắt giữ một kẻ buôn lậu vì vận chuyển hơn 1.000 pound phô mai từ Ba Lan đến Nga. Thân xe và ghế sau của anh ta được nhồi nhét đủ pho mát. Cảnh sát cũng đã bắt giữ một đường dây nhập lậu rennet (một sản phẩm được sử dụng để làm phô mai) vào châu Âu bất hợp pháp, sau đó tự làm phô mai ở Nga trước khi dán nhãn châu Âu lên nó. Sự thiếu hụt phô mai đã thu hút khá nhiều sự chú ý trên toàn cầu trong những năm gần đây.

Ăn trộm rồng Komodo

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất trên hành tinh. Tuy nhiên, loài thằn lằn này chỉ xuất hiện ở một số ít các hòn đảo của Indonesia. Nhiều người miêu tả loài thằn lằn này trông giống như hiện thân sống của cái chết, và rõ ràng là chẳng ai mong muốn “chạm trán” với một bầy rồng Komodo trong một chuyến hiking bình thường. Nếu được lựa chọn, chắc hẳn bạn cũng chỉ muốn giữ một khoảng cách với chúng để giữ an toàn. Vậy mà có những người không chỉ mạo hiểm đến gần loài thằn lằn này mà còn sẵn sàng ăn trộm chúng.

Trộm cắp rồng Komodo đã trở thành một vấn đề đủ lớn để các nhà chức trách cấm hoàn toàn khách du lịch tới đảo Komodo bắt đầu vào tháng 1/2020. Ngày kết thúc lệnh cấm chưa được thiết lập. Mặc dù vậy, cũng rất khó hiểu vì sao lại có người đánh cắp một con rồng Komodo? Chúng không chỉ nguy hiểm, mà cũng chẳng có thứ gì có thể sử dụng được như một bộ lông hay bộ da đẹp đẽ, cũng chẳng có sừng hay ngà quý..., ngoại trừ vẻ chết chóc rợn người trong những đôi mắt lạnh lẽo của chúng.

Một số người nghĩ rằng rất có thể chúng là vị thuốc quý nào đó trong y học cổ truyền phương Đông, đó có thể là lý do tại sao mỗi con rồng Komodo có thể bán được với giá 35.000 USD trở lên. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý do đó còn hợp lý hơn là việc những con thằn lằn này được bắt trộm để bán cho... cửa hàng thú cưng(!). (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ