Nga sắp dừng sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol

GD&TĐ - Các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ ngừng sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol vào năm 2024 – hãng tin TASS cho biết.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol.

Theo nguồn tin trên, nhà chức trách có kế hoạch loại bỏ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol mới nhất khỏi biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược vào năm 2024. Tên lửa Topol không còn hoạt động nữa sẽ được thay thế bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars với đầu đạn MIRVed (phương tiện nhiều đầu đạn và có thể nhắm mục tiêu độc lập).

Theo kế hoạch, một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol sắp được đưa vào sử dụng sẽ phục vụ mục đích dân sự như tên lửa phòng không Start-1.

Start-1 là tên lửa hành trình chở chất rắn hạng nhẹ dựa trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol. Với trọng lượng khi rời bệ phóng là 47 tấn, nó có thể mang trọng tải hơn 500kg đến quỹ đạo thấp của Trái đất. Trong năm 1993-2006, Nga tiến hành 7 vụ phóng tên lửa Start từ các sân bay vũ trụ Plesetsk và Svobodny.

Theo các nguồn tin mở, năm 1999, có 360 hệ thống phóng Topol thuộc 10 sư đoàn của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.