Hậu bão “quái vật” Dorian: Người Bahamas có thể bắn nhau để giành lương thực, thức uống

GD&TĐ - Số người chết vì siêu bão Dorian sẽ còn tăng cao khi hàng ngàn người còn đang mất tích – các nhà chức trách đã cảnh báo trong bối cảnh có những thông tin nhiều kẻ cướp đang “cố gắng bắn người” để giành thực phẩm và nước uống.  

Người dân Bahamas chờ để được đi sơ tán.
Người dân Bahamas chờ để được đi sơ tán.

Sau khi siêu bão Dorian qua đi, có tới 70.000 người đang cần sự hỗ trợ để có thể sống sót, trong khi đó Great Abaco được cho là nơi không thể ở được, các thi thể chất đống tại đây đã bốc mùi.

Trong khi số người chết được tuyên bố là 43 người nhưng con số này dự kiến sẽ tăng lên.

Một nỗ lực cứu trợ quốc tế lớn đã được tăng cường khi những người sống sót kể về cơn bão kinh hoàng với sức gió gần 298km/h tấn công vào các hòn đảo ở đây 5 ngày trước.

Binh sĩ Anh tham gia cứu trợ nhân đạo ở Bahamas.
 Binh sĩ Anh tham gia cứu trợ nhân đạo ở Bahamas.

Theo tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế, bão Dorian có thể đã làm hỏng hoặc phá hủy tới 13.000 ngôi nhà, chiếm khoảng 45% tài sản ở Abacos và Grand Bahama.

Một người sống sót có tên Alicia Cooke òa khóc và nói: “Mọi thứ đã mất hết, con người bắt đầu hoảng loạn. Bọn cướp cố gắng bắn người để giành thực phẩm và nước. Không có cách nào có thể thoát được”.

Hàng trăm người đã tụ tập lại với hy vọng được đi sơ tán, tuy nhiên những nỗ lực cứu trợ bị cản trở do đường băng ngập nước tại sân bay quốc tế Grand Bahama.

Một số hình ảnh ở Bahamas sau siêu bão Dorian:

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.