Giáo dục Philippines trước vô vàn khó khăn

GD&TĐ - Chất lượng giáo dục Philippines bị coi là đang suy giảm. Có nhiều nguyên nhân như ngân sách eo hẹp, thiếu giáo viên, thiếu trường lớp… đặc biệt là hiện trạng suy dinh dưỡng trẻ em. 

Trẻ em suy dinh dưỡng bị ảnh hưởng phát triển cả trí lực và thể lực trong môi trường học đường.
Trẻ em suy dinh dưỡng bị ảnh hưởng phát triển cả trí lực và thể lực trong môi trường học đường.

Vấn nạn suy dinh dưỡng

Trẻ em tại Philippines có mức suy dinh dưỡng “ngang vùng hạ Sahara”. Hiện trạng này làm thui chột sự phát triển của một dân tộc có truyền thống bị coi là lùn bởi yếu tố di truyền – theo nghiên cứu của Quỹ Save the Children mới công bố gần đây.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, suy dinh dưỡng kinh niên khiến trẻ em Philippines thấp còi hơn cả Ethiopia hoặc Congo, báo cáo viết: “Giả định luôn là người Philippines lùn vì di truyền nhưng điều chúng ta thực sự đang chứng kiến là nhiều thế hệ trẻ em lùn đi và suy dinh dưỡng”.

Khoảng một trong 3 trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi nhưng nhiều gia đình muốn che giấu hoàn cảnh không thể cho con ăn đủ no. Bởi vì “lùn” được coi là một đặc điểm chủng tộc, nó không được coi như một vấn đề nghiêm trọng, nhưng thấp còi không chỉ là lùn, nó tác động tới tương lai của trẻ bởi cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần – theo chuyên gia lập báo cáo.

Các nghiên cứu quốc tế cho thấy Philippines có tỉ lệ cao thứ 9 về trẻ thấp còi (Ấn Độ đứng thứ nhất). Các nghiên cứu riêng của Philippines năm 2014 cho thấy một trong 10 gia đình Philippines sống ở mức cực nghèo. 

1 trong 4 trẻ em Philippines nhiều khi phải bỏ bữa và có tới 1,5 triệu thỉnh thoảng nhịn ăn cả ngày. Những chỉ số này thấp hơn cả mức suy dinh dưỡng tại vùng hạ Sahara châu Phi nhưng có rất ít cải thiện trong những năm gần đây. 

Save the Children khuyến cáo chính phủ Philippines thực hiện các biện pháp bảo đảm cho trẻ được ăn đủ no, đặc biệt là trong 1.000 ngày đầu sau sinh.

Vô vàn khó khăn

Hiện trạng trẻ thấp còi ảnh hưởng lớn tới sự tiếp thu kiến thức của học sinh trên lớp và làm trầm trọng thêm những khó khăn của GD Philippines. 

Ngân sách luôn trong tình trạng eo hẹp khiến giáo viên, cơ sở vật chất thiếu thốn: Một trong 8 trường có tỉ lệ giáo viên/học sinh là 1/50 trở lên; 1 trong 7 học sinh không có lớp học; 1 trong 5 học sinh không có bàn học; 1 trong 3 học sinh không có sách giáo khoa riêng; 2 trong 8 học sinh phải dùng chung bộ sách giáo khoa... Khu vực nông thôn và miền quê ảnh hưởng lớn nhất bởi chất lượng sút kém của giáo dục công lập tại Philippines.

Sức ép cải cách đang đặt lên vai các quan chức giáo dục Philippines và họ cũng khó mà làm thay đổi bộ mặt giáo dục một cách tức thời, đây là một vấn đề mang tính lâu dài và phụ thuộc vào quan điểm ưu tiên giáo dục của chính phủ.

Bộ Giáo dục Philippines đang đề xuất một khung chi tiêu ngân sách 5 năm cho giáo dục cơ bản để có thể thực hiện một chiến lược dài hạn xây đủ phòng học và cung ứng đủ trang thiết bị giáo dục khác. Bộ Giáo dục ước tính sẽ cần tăng 8 - 9% ngân sách hàng năm trong 5 năm tới để thực hiện có hiệu quả các cải cách giáo dục.

Dữ liệu mà Save the Children thu thập được cho thấy đàn ông Philippines cao trung bình 1,6 mét, thuộc loại thấp nhất khu vực Đông Nam Á.                                                                                                                                                                                                 Đàn ông tại Đông Nam Á cao trung bình 1,63 mét, với đàn ông Singapore và Thái Lan cao nhất ở mức khoảng 1,71 mét. Chiều cao trung bình của đàn ông thế giới là 1,67 mét.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ