Giáo dục Afghanistan - Bóng ma thất học quay lại

GD&TĐ - Năm 2001, liên quân quốc tế lật đổ chế độ Taliban - tổ chức Hồi giáo cực đoan từng áp đặt luật lệ hà khắc cấm nữ giới đến trường. Vào năm 2001 đó, cả nước chỉ có chưa tới 1 triệu học sinh (đều là nam giới). Với nỗ lực của 15 năm sau đó, vào năm ngoái, hơn 9 triệu trẻ được đi học - 40% trong số đó là nữ. Tuy nhiên sự ngóc đầu trở lại của Taliban cộng với những khó khăn cố hữu khiến cho bóng ma thất học đang quay trở lại.

Giáo dục Afghanistan - Bóng ma thất học quay lại

Trẻ thất học tăng

Hơn 3,5 triệu trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trẻ em Afghanistan, không được tới trường khi năm học khai giảng vào tháng 3 năm nay - và con số được dự báo sẽ tăng hơn.

3/4 trong số đó là nữ - bởi không chỉ bạo lực mà khó khăn còn là thiếu giáo viên nữ, kết hôn sớm và tư tưởng bảo thủ nặng nề trong xã hội.

Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Mujib Mehrdad cho biết rất khó để nói chính xác có bao nhiêu trẻ không được tới trường nhưng tình hình đã xấu đi sau nhiều năm tiến bộ.

Tổ chức “Save the Children” dự đoán tổng số trẻ Afghanistan thất học sẽ tăng thêm 400.000 trong năm nay. Số tăng này một phần là do an ninh bất ổn và một phần do 1 triệu người tị nạn trở về từ Pakistan năm 2017, trong đó có nhiều trẻ em.

Thiếu kĩ năng cơ bản

Chỉ 66% nam giới và 37% nữ giới từ 15 đến 24 tuổi có thể đọc và viết - theo một công bố năm ngoái bởi Trung tâm đánh giá rủi ro quốc gia. Theo đó chỉ có 45,5% người dân Afghanistan học tiểu học và 27% học THCS.

Chính phủ Afghanistan, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và các nhà tài trợ quốc tế đã tích cực hợp tác tái thiết khu vực giáo dục Afghanistan. Xây dựng hơn 16.000 trường học; tuyển dụng và đào tạo hơn 154.000 giáo viên.

Mắc kẹt bởi hôn nhân trẻ em

Đa số nữ giới Afghanistan kết hôn trước tuổi 19 - và 40% số cuộc hôn nhân có cô dâu chỉ từ 10 đến 13 tuổi - theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tháng trước.

Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt hôn nhân trẻ em được công bố hồi tháng 4 bởi Bộ Thông tin và Văn hoá, Bộ các vấn đề phụ nữ - với sự ủng hộ từ Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) và Đại sứ quán Canada.

“Hầu hết trẻ, đặc biệt là nữ, không thể tới trường bởi kết hôn hạn chế cơ hội và khiến mắc kẹt trong nghèo đói” - báo cáo của Viện Chiến tranh và Hoà bình Afghanistan nêu.

Tấn công nhằm vào trường học

Hơn 210 trường học dành cho nữ giới bị đóng cửa năm 2016 - tước đi cơ hội học tập của gần 51.000 em gái - theo một báo cáo của LHQ. Báo cáo nêu có hơn 1.000 vụ tấn công nhằm vào giáo dục từ 2009 đến 2012, bao gồm trường học bị phóng hoả, đánh bom liều chết, cài bom, đe dọa, bắt cóc và giết hại cán bộ giáo viên.

Trưng dụng trường học làm cơ sở quân sự cũng tước đi cơ hội học tập của nhiều trẻ. Hầu hết phụ huynh không cho con gái tiếp tục tới trường nếu binh sĩ đóng quân trong trường - dẫn tới trẻ em gái thất học trở lại.

Trẻ em bị dụ dỗ, ép buộc đi lính cả bởi lực lượng chính phủ và phiến quân trong năm 2015 - theo LHQ. Một trong 4 thường dân thiệt mạng năm 2015 là trẻ em. Theo thống kê của LHQ có 733 trẻ thiệt mạng và 2.096 trẻ bị thương - trung bình 53 trẻ chết hoặc bị thương mỗi tuần.

Taliban đang dần kiểm soát vùng lãnh thổ có tổng diện tích lớn nhất kể từ 2001. Điều này khiến các cơ sở giáo dục tại khu vực Taliban kiểm soát phải đóng cửa vì lí do an toàn.
 

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.