Chính quyền Hồng Kông cảnh báo: Biểu tình đẩy đặc khu vào tình thế nguy hiểm

GD&TĐ - Vốn bắt nguồn từ việc phản đối một dự luật gây tranh cãi cho phép dẫn độ tội phạm từ Hồng Kông sang Trung Quốc, các cuộc biểu tình ở đặc khu hành chính này đã lan rộng ra nhiều yêu cầu khác như: Quyền bầu cử phổ thông.

Hai tháng đã qua, những cuộc biểu tình ở Hồng Kông không có dấu hiệu “giảm nhiệt”
Hai tháng đã qua, những cuộc biểu tình ở Hồng Kông không có dấu hiệu “giảm nhiệt”

Vượt qua giới hạn ôn hòa

Tối Chủ nhật vừa qua, chính quyền Hồng Kông đã lên án tình trạng bất ổn và tuyên bố rằng các cuộc biểu tình “vi phạm pháp luật trắng trợn, hủy hoại hòa bình công cộng và các cuộc tấn công bạo lực vào cảnh sát sẽ gây tổn hại cho xã hội, kinh tế và sinh kế của người dân Hồng Kông”.

“Những hành động như vậy đã vượt xa giới hạn của các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp lý mà chính quyền và công chúng nói chung sẽ không tha thứ trong bất kỳ trường hợp nào”, tuyên bố nói thêm. “Nếu không họ sẽ đẩy Hồng Kông vào một tình huống rất nguy hiểm”.

Trong khi đại đa số thành phố vẫn an toàn, các cuộc biểu tình đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày ở nhiều khu vực - đặc biệt là vào cuối tuần.

Cuộc tuần hành vào thứ Bảy bắt đầu tại Mong Kok, một trong những nơi đông dân nhất thế giới, hướng đến khu mua sắm nổi tiếng Tsim Sha Tsui - khu vực không nằm trên tuyến đường biểu tình được chính quyền phê duyệt. Một số người biểu tình cũng đã cố gắng chặn đường hầm xuyên cảng, một trung tâm giao thông quan trọng nối đảo Hồng Kông với Cửu Long.

Một số người tham gia biểu tình cũng phá hoại bên ngoài đồn cảnh sát Tsim Sha Tsui, phá hủy nhiều phương tiện và đốt lửa. Nhiều đoạn cáp ngầm bị đào phá, khiến đèn giao thông dừng hoạt động. Nhiều đoạn lan can được kéo từ vỉa hè để làm hàng rào chống lại lực lượng cảnh sát chống bạo động. Hơn 100 chuyến bay đã buộc phải hủy vì tình hình phức tạp.

Những trận chiến gay cấn giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình nổ ra trong đêm. Cảnh sát cáo buộc người biểu tình ném bom xăng, gạch, chai thủy tinh và các vật thể khác vào lực lượng chức năng. Hơn 20 người bị bắt vì các hành vi phạm tội bao gồm vi phạm pháp luật và tấn công bất hợp pháp.

Nhiều người biểu tình mặc đồ bảo hộ chống hơi cay. Một số người đã sử dụng đồ chơi bể bơi làm lá chắn trong khi những người khác dùng giấy bóng kính bọc kín chân tay để bảo vệ da khỏi hơi cay.

Ảnh hưởng tới kinh tế

Phong trào phản kháng bắt đầu vào đầu tháng 6 với sự ủng hộ rộng rãi. Các nhà tổ chức ước tính hơn 2 triệu người đã tham gia những cuộc biểu tình đầu tiên. Tuy nhiên, sau chín tuần biểu tình, phong trào này đang gây thiệt hại cho nền kinh tế. Các lãnh đạo doanh nghiệp cho biết doanh số giảm so với năm ngoái, các công ty lữ hành cũng nhận thấy lượng đặt vé máy bay đến thành phố đang giảm.

Tuy nhiên, người biểu tình chủ yếu là những người trẻ tuổi vẫn cho rằng họ phải đối mặt với một tương lai chính trị và kinh tế ảm đạm hơn cha mẹ họ ở một trong những nơi đắt đỏ và bất bình đẳng nhất thế giới - đã chỉ ra một vài dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng “xuống thang”.

Sự giận dữ đối với cảnh sát dấy lên sau khi họ thực hiện những gì mà nhiều người cho là “chiến thuật cứng rắn”. Một số cảnh sát cũng trở thành đối tượng bị nghi ngờ sau khi lực lượng này phản ứng chậm với một cuộc tấn công (không rõ nhóm nào gây ra) vào người biểu tình ở ngoại ô Yuen Long vào tháng trước.

Có tám người, bao gồm cả thủ lĩnh của một đảng ủng hộ độc lập bị cấm, đã bị bắt tuần trước vì sở hữu vũ khí tấn công và nghi ngờ chế tạo bom. Tháng trước, cảnh sát đã thu giữ những gì được cho là một trong những kho chứa chất nổ mạnh nhất từng được phát hiện trong thành phố. Tổng cộng có 44 người, bao gồm hơn một chục sinh viên và một cô gái 16 tuổi, cũng bị buộc tội gây bạo loạn sau một cuộc biểu tình bất hợp pháp khiến một phần của thành phố rơi vào bế tắc.

Một số người cho rằng, đây là cơ hội cuối cùng của họ để tác động đến sự thay đổi trước năm 2047, khi mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà Hồng Kông bị chi phối sẽ hết hạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.