5 vũ khí Nga khiến Mỹ dè chừng

Tiêm kích Su-35, xe tăng T-90 hay tên lửa chống hạm P-800 Oniks nằm trong danh sách những vũ khí của Moscow khiến Washington phải "ngán ngẩm", theo một tạp chí quân sự của Mỹ.

5 vũ khí Nga khiến Mỹ dè chừng
Ảnh: defenseindustrydaily.com
Theo National Interest, Sukhoi Su-35 là chiến đấu cơ tốt nhất do Nga sản xuất từ trước tới nay. Nó là biến thể của tiêm kích Su-27 thời Xô viết. Với ưu thế trên không, Su-35 là sự kết hợp giữa khả năng tác chiến tầm cao và tốc độ nhanh.
Trong một cuộc chiến trên không, tiêm kích Su-35 sẽ phóng các tên lửa với tốc độ siêu thanh đạt 1.600 km/h, ở độ cao 13.700 m. Nó là đối thủ của mọi tiêm kích Mỹ, ngoại trừ chiến đấu cơ tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor. Ảnh: Defenseindustrydaily
a
Tàu ngầm lớp Amur được phát triển từ dự án tàu ngầm lớp Lada, dự án 667 của Hải quân Nga và được thiết kế đặc biệt để xuất khẩu. So với bản thiết kế lớp Kilo, tàu ngầm lớp Amur tĩnh hơn, nhờ thiết kế thân đơn. Với hệ thống đẩy độc lập, thời gian dưới nước của tàu lâu hơn mọi đối thủ khác.
Tàu ngầm lớp Amur được trang bị các ống phóng ngư lôi và 10 ống phóng tên lửa theo phương thẳng đứng. Nó có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý/h và liên tục trong ít nhất 45 ngày. Ảnh: Deagel.com
5 vũ khí Nga khiến Mỹ dè chừng
T-90 là xe tăng chủ lực của quân đội Ngacho tới khi hệ thống tăng Armata được đưa vào hoạt động. Nó là bản nâng cấp của xe tăng T-72. T-90 được gắn hệ thống phòng thủ chủ động quang điện nhằm chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại và gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu.
So với các đối thủ khác như Leopard 2 hay M1A2 Abrams, T-90 có giá rẻ hơn. Hiện Nga sở hữu phần lớn trong số 1.000 chiếc T-90 hiện có. Ảnh: Wikipedia
Ảnh:
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Oniks/BrahMos (NATO định danh là SS-N-26) phát triển từ thời Liên Xô. Nó được phóng từ đất liền, các tàu ngầm hay máy bay. Dù theo thiết kế ban đầu là vũ khí chống hạm, P-800 có thể nhắm tới mọi mục tiêu trên bộ với tốc độ đạt 3.700 km/h.
Nó có tầm bắn khoảng 300 km, xa hơn nhiều so với tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ. Cảnh tên lửa chống hạm P-800 Oniks khai hỏa. Ảnh: Beforeitsnews
Ảnh: Wikipedia
Type 53-65 là loại ngư lôi dẫn đường bằng sóng âm, sử dụng động cơ đẩy tua bin với nhiên liệu dầu hỏa trộn hidro. Thay vì dò tìm sóng âm chủ động hay thụ động thì loại ngư lôi này được thiết kế để dò tìm sóng chấn động áp lực tạo ra bởi các con tàu đang di chuyển trên mặt nước.
Hiện tại, nó là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu ngầm của Nga và là một trong số những vũ khí khiến Mỹ dè chừng. Ảnh: Wikipedia
Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.