Thế giới có hơn 31, triệu ca mắc Covid-19, TT Hàn Quốc kêu gọi sự tiếp cận công bằng với vaccine.

GD&TĐ - Hôm qua (21/9), theo trang thống kê Worldometer, thế giới có thêm 224.731 ca mắc Covid-19, đưa tổng số ca mắc lên 31.470.084 ca mắc. Số ca tử vong là 968.864 ca, gồm 3.979 ca mới. Số ca đã hồi phục là hơn 23 triệu và số ca đang điều trị là hơn 7,4 triệu.

Séc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Séc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Hôm qua (21/9), trong thông điệp gửi tới Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA), TT Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi tất cả các quốc gia được tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19. Ông cho rằng cần có sự hợp tác quốc tế để khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch. TT Moon phát biểu thay mặt nhóm các nước MIKTA, gồm Mexico, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia. Ông cho biết các nước này sẽ nỗ lực cùng với Liên hợp quốc vượt qua tác động của Covid-19.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng “chúng tôi không đảm bảo bất kỳ loại vaccine đơn lẻ nào đang được phát triển sẽ có tác dụng. Càng có nhiều ứng cử viên vaccine được thử nghiệm, cơ hội có vaccine an toàn, hiệu quả lại càng cao. Gần 200 vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng trên thế giới. Lịch sử phát triển vaccine cho thấy một số loại sẽ thất bại và một số loại sẽ thành công” – Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.

Cộng hòa Séc hiện đứng thứ 2 trong số các quốc gia châu Âu về số ca mắc Covid-19 trong 14 ngày là 198 ca trên 100.000 dân – theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC). Theo đó, hôm qua, Séc đã thay thế Pháp – nơi có số ca mắc tích lũy trong 14 ngày là 192,5 và đứng sau Tây Ban Nha – nơi có 300,5 ca. Hiện tổng số ca mắc ở Séc đã vượt 50.000 người.

Nhà chức trách tại nhiều quốc gia đã dùng chỉ số trên khi đưa ra khuyến nghị cho các chuyến đi nước ngoài của công dân trong nước, cũng như quyết định về kiểm soát biên giới.

Tại Đức, chính quyền bang Bavaria sẽ thắt chặt yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng do sự lây lan của nCov, kể cả trường học. Bavaria hiện là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất nước Đức về số ca mắc, mỗi ngày ở đây có hơn 50 ca mới. Người đứng đầu bang này, ông Markus Soder nói: “Chúng tôi muốn duy trì hoạt động của các trường mầm non và phổ thông, chúng tôi không muốn nền kinh tế bị khóa... Vì vậy, chúng tôi yêu cầu mọi người đeo khẩu trang, kể cả ở trường học”. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế bán đồ uống có cồn trên đường phố, tăng cường bảo vệ các nhà dưỡng lão cũng được áp dụng.

Tại Anh, Bộ trưởng Y tế Hancock cho rằng “trường học không phải là nơi khiến virus lây lan nhiều, nguyên nhân do mọi người giao tiếp xã hội nhiều hơn”. Ông nhấn mạnh cần phải đối phó với virus ngay và nhà chức trách sẽ dùng “các biện pháp mạnh hơn trong tương lai” nếu tình hình ngoài tầm kiểm soát.

Một cuộc khảo sát của Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC) cho thấy trên thế giới có khoảng 77% người di dời do xung đột đã mất việc làm hoặc mất doanh thu kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Theo Liên hợp quốc, con số kỷ lục 79,5% triệu người trên toàn thế giới (tương đương 1% nhân loại), đã phải di dời vào cuối năm 2019 vì các cuộc chiến tranh hoặc đàn áp.

Tổ chức phi chính phủ NRC đã thăm dò ý kiến của 1.431 người tị nạn và người di cư nội địa trên 14 quốc gia, bao gồm Afghanistan, Colombia, Iraq, Kenya, Libya, Mali, Uganda và Venezuela. Khoảng 70% số người được khỏi cho biết họ phải cắt giảm số bữa ăn cho hộ gia đình và 73% cho biết ít có khả năng cho con đi học vì khó khăn kinh tế.

Theo CNA/Worldometer/Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian