Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia làm chuyện khó tin

Tình cờ gặp một con chuột dễ thương trong vườn nhà, thay vì đặt bẫy, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Simon Dell lại quyết định xây hẳn ngôi nhà tí hon cho chúng. Những bức ảnh đáng yêu siêu cấp cũng từ đó mà ra đời, "đốn tim" cộng đồng mạng khắp thế giới.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia làm chuyện khó tin

"Một ngày nọ, tôi ra ngoài chụp ảnh lũ chim trong vườn, vừa đặt chân lên cỏ thì tôi nhận thấy có gì đó đang di chuyển trên mặt đất", nhiếp ảnh gia người Anh chia sẻ với Bored Panda.

Simon chĩa máy ảnh xuống đất và kinh ngạc khi thấy con chuột nhà tí hon đang rướn người như một con cầy meerkat trên bãi cỏ xanh mướt.

Biết rằng con vật dễ thương này sẽ là một "mẫu ảnh" triển vọng, Simon vội chạy vào nhà lấy ít đậu phộng đặt xuống nền cỏ rồi chờ đợi.

Đúng như anh dự đoán, vài phút sau, con chuột quay lại thưởng thức bữa ăn thịnh soạn "từ trên trời rơi xuống".

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 1.

Thay vì đuổi lũ chuột ra khỏi vườn nhà mình, chàng nhiếp ảnh gia lại xây luôn nhà cho chúng ở.

"Đó là lúc tôi tính đến chuyện cho con chuột nhỏ này một nơi an toàn để trú ẩn và kiếm ăn", Simon nhớ lại.

Trước đây, một con chuột đồng cũng từng sống trong vườn nhà Simon và chỉ ra ngoài khi trời tối. Simon đặt tên nó là Stuart.

Stuart là một chàng chuột độc thân. Đầu xuân năm 2018, Stuart rời khu vườn để đi tìm bạn đời. Simon hy vọng Stuart sẽ quay lại vào đầu đông và làm quen với các bạn chuột mới trong vườn.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 2.

Những ngôi nhà nhỏ xinh vô cùng đáng yêu cho lũ chuột trú ngụ.

Vườn nhà Simon thực sự là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loài động vật hoang dã như chim sáo đá, chim sẻ nhà, chim két, chim cổ đỏ... Thậm chí, một con diệc xám còn từng ăn gần hết bầy cá vàng trong ao nhà Simon.

Một con cáo cũng thường tới thăm vườn mỗi đêm, trong vườn cũng có rất nhiều nhím và sóc.

Lúc đầu chỉ có một con chuột với một vết rách ở tai, gia đình Simon đặt tên nó là George. Simon dựng vài khúc gỗ nhỏ quanh một cái hộp, phủ rêu và rơm lên trên để làm nhà cho George. Lũ mèo thường ngồi rình mò ở phía bên kia hàng rào, vì vậy nhà gỗ cũng giúp chú chuột George an toàn hơn một chút.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 3.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 4.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 5.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 6.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 7.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 8.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 9.

Sau đó, Simon chăng dây thép gai dọc theo hàng rào để lũ mèo không thể tiếp cận con chuột bé nhỏ. Simon nuôi cả một con chó nhỏ tên Jack Russell Terrier. Nhờ sự hiện diện của Jack Russell Terrier mà lũ mèo không dám bén mảng đến vườn, mặt khác, chú chó này cũng chẳng mảy may quan tâm đến loài chuột.

Vài ngày sau, Simon nhận thấy có tới hai con chuột trong nhà gỗ và cả hai còn cùng ra ngoài kiếm ăn.

Simon chia sẻ, anh quyết định xây nhà cho lũ chuột vì muốn cho chúng một nơi an toàn trong vườn, anh sẽ cảm thấy có lỗi nếu chúng rơi vào nanh vuốt của mèo hay các động vật khác. Là một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, Simon muốn tạo ra ngoại cảnh đẹp cho mọi bức ảnh mình chụp.

Công đoạn đầu tiên của việc xây nhà gỗ rất dễ dàng và chỉ mất một giờ để thực hiện. Tuy nhiên, khi lũ chuột kéo đến ngày một nhiều, Simon buộc phải thay đổi cấu trúc nhà, thêm nhiều phòng hơn. Anh còn tạo ra 2-3 cửa ra vào để lũ chuột có thể thoát hiểm khi cần. Nhiều tháng qua đi, ngôi nhà tí hon ngày càng phát triển.

Simon đã mở rộng không gian và chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa đông lạnh giá để những con chuột có thể sinh tồn. Anh đếm được khoảng hơn 5 con chuột và con cái Mildred đang mang thai nên hy vọng lứa chuột con sẽ ra đời vào dịp Giáng sinh.

Chuột có thể sinh tới 14 con mỗi lứa nhưng Simon sẵn sàng xây thêm nhà gỗ và chẳng ngại chung sống với những con vật dễ thương và ăn ảnh như vậy.

Những con chuột có vẻ thích nhà gỗ nên nhanh chóng chuyển đến nhà mới. Vì là động vật hoang dã nên chúng vẫn bỏ chạy nếu Simon đến quá gần hay di chuyển quá nhanh. Nam nhiếp ảnh gia thường ngồi xuống cách xa vài mét với ống kính zoom và lũ chuột có vẻ vui sướng khi chạy ra ăn hạt.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 10.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 11.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 12.

Thức ăn Simon mang đến cho lũ chuột hầu hết đều đến từ tự nhiên. Anh thường hái hoặc nhặt các loại quả mọng, quả hạch và quả dại dọc con đường trong Khu bảo tồn thiên nhiên Shire Brook Valley.

"Tôi luôn thích chụp ảnh nhưng chỉ mới tậu chiếc DSLR khoảng 3 năm nay. Tôi dần dần sắm thêm bộ dụng cụ và nâng cấp máy ảnh để cải thiện kỹ năng của mình, cũng như để nâng cao chất lượng ảnh chụp động vật".

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 13.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 14.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 15.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 16.

Theo Simon, bộ dụng cụ và ống kính tốt đương nhiên sẽ giúp ảnh đẹp hơn, nhưng cách điều khiển máy, hiểu các cài đặt và hiểu về cả các loài động vật hoang dã cũng là điều tối quan trọng.

"Lũ chuột vẫn ở đây và sống rất hạnh phúc. Bây giờ là mùa đông, vì vậy ngày ngắn hơn và chúng ra ngoài ít hơn. Một khi trời tối, khó có thể nhìn thấy chúng. Tôi đã lấy lông vũ từ một chiếc gối cũ để lót giường bên trong nhà gỗ của lũ chuột, giúp chúng chống chọi những đêm đông lạnh giá ở Anh", Simon hạnh phúc chia sẻ.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 17.

Thấy chuột chạy lăng quăng trong vườn, chàng nhiếp ảnh gia không tóm gọn mà làm một việc kéo cả làng chuột đến ở - Ảnh 18.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.