Thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể của "bông hồng lai" Đh Bách Khoa Hà Nội

Thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể của "bông hồng lai" Đh Bách Khoa Hà Nội

Thành tích vàng của "bông hồng lai"

Mớiđây, Diệu Hường là 1 trong 20 cô gái nhận được Phần thưởng Nữ sinh tiêu biểulĩnh vực khoa học công nghệ năm 2019.

DiệuHường từng là học sinh chuyên khối D tại trường THPT Nguyễn Tất Thành. Thíchhọc khối A nhưng điểm môn tiếng Anh của Hường luôn được bạn bè ngưỡng mộ với ELTS7.0.

Khiđăng kí thi đại học, Hường chủ động tìm kiếm một ngành học liên quan đến Vật Lýnên đã đăng ký ngành điện tử viễn thông của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. 

"Chưabao giờ em hối hận khi học tại môi trường này. Em được thoải mái sáng tạo vàphát huy được hết khả năng, sở thích của mình. Em hi vọng trong tương laiem sẽ trở thành một kỹ sư nghiên cứu và phát triển" – Diệu Hường nói.

Đam mênghiên cứu khoa học, Diệu Hường từng có 2 công bố khoa học đăng trên kỷ yếu hộinghị khoa học quốc tế.

Cô từngđạt Giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường ĐH Bách Khoa HN, giảiNhì năm 2020; Giải thưởng HONDA cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ 2019.

Hườngcũng nhận được rất nhiều học bổng tài năng trường ĐH Bách Khoa HN và được bạn bè ngưỡng mộ.

Nhiều bạn trẻ trong lớp gọi Diệu Hường bằng cái tên "bông hồng lai" vì nét xinh đẹp, lại học giỏi của một thủ lĩnh Đoàn.

Vốn đammê với những nghiên cứu về Toán học và Vật Lý, Diệu Hường đã đem về không ítgiải thưởng lớn nhỏ như Giải "Electronics Device Award" cuộc thithiết kế phần cứng LSI tại Okinawa, Nhật Bản; Giải Nhì cuộc thi thiết kế sảnphẩm điện tử Best Project trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Cô còntham gia chương trình Khoa học kỹ thuật 2018 GKS, đại học Chung-ang Hàn Quốc;trao đổi sinh viên với trường Temasek Polytechnic, Singapore.

Thờigian tới, Diệu Hường dự định sẽ trau dồi thêm về kiến thức, trình độ tiếng Anhđể học bậc cao hơn ở nước ngoài.

Diệu Hường cũng từng là Ủy viên BCH Liên chi Đoànviện Điện tử - Viễn thông, trường ĐH BKHN; Ban quản trị CLB Sinh viên nghiêncứu khoa học Viện Điện tử.

Đối mặtvới thực tế là lĩnh vực kỹ thuật có thế mạnh với phái nam, gần như nam chiếmsố lượng tuyệt đối, nhưng Hường không lo ngại bị "lépvế": "Trênthực tế, có một số ngành nghề phù hợp với nam giới hơn khi yêucầu sức mạnh về thể chất, vì mặt bằng chung nữ giới kém hơn nam giới tiêu chínày. Nhưng việc sử dụng trí tuệ thì không phân biệt giới tính".

Hường cũng cho rằng, phần thưởng Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ chínhlà một hình thức khuyến khích vai trò của nữ giới và 20 nữ sinh nhận giải thưởngđều là những bạn có nhiều thành tích đáng nể trong nghiên cứu khoa học. Đây cũng là minh chứng cho việc nữ giới không nên ngại những việc tưởng chừng là thế mạnh của cánh mày râu.

Tích cực nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn

Tínhtới thời điểm hiện tại, Hường đã có 2 xuất bản khoa học tại hội nghị quốc tế và đềunằm trong chủ đề "Truyền phát video qua mạng".

Trongnhững năm gần đây, việc học và họp trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, đặcbiệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng truyền phát videoqua mạng chưa tốt như giật lag, đứng hình, video mờ,... khiến cho khả năngtương tác giữa thầy trò và đồng nghiệp kém hiệu quả. Đề tài nghiên cứu củaHường hướng tới giải quyết các vấn đề này.

Khichất lượng truyền video qua mạng tốt hơn đồng nghĩa việc học và họp trực tuyếntrở nên hiệu quả và phổ biến hơn, nhu cầu đi lại, ô nhiễm môi trườngsẽ giảm thiểu đáng kể.

Trảiqua thực tiễn nghiên cứu, Diệu Hường thấy rằng nghiên cứu khoa học rất có íchcho sinh viên vì khi đó sinh viên có thêm kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mìnhnghiên cứu. 

Hơn thế nữa thông qua nghiên cứu các bạn trẻ có thêm tư duy tạo racông trình mới thay vì chỉ học theo những kiến thức có sẵn như việc học trêngiảng đường.

Hường cũng cho biết, ở trường, các bạn nữ rất hăng say với các công trình nghiên cứu, mặc dù tỷ lệ nữ giới ít nhưng phong trào này luôn sôi nổi, khẳng định được vai trò của lớp trẻ Việt trong bối cảnh hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Rào cản từ vạch xuất phát

GD&TĐ - Nhiều cơ sở giáo dục đại học thông tin hầu như năm nào cũng có sinh viên mong muốn chuyển ngành, trường.