Thành lập đội phản ứng nhanh ứng phó dịch viêm phổi cấp

Thành lập đội phản ứng nhanh ứng phó dịch viêm phổi cấp

Nguy cơ lây nhiễm cao

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch viêm phổi cấp do Corona vi rút mới. Vì vậy, để chủ động trong công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị dịch viêm phổi cấp, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cùng Hội đồng chuyên môn xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác đáp ứng của các cơ sở y tế về phòng chống các bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV).

Ở Việt Nam, thời gian vừa qua khi giám sát tại cửa khẩu của hệ thống kiểm dịch y tế, tại Đà Nẵng đã phát hiện 2 trường hợp (quốc tịch Trung Quốc, cư trú tại thành phố Vũ Hán nhập cảnh vào Việt Nam) có biểu hiện sốt tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

Sau đó hai bệnh nhân đã được cách ly và quản lý kịp thời. Tuy nhiên qua theo dõi sức khỏe cả hai bệnh nhân này đều không có các biểu hiện khác của bệnh viêm phổi và đã hết sốt. Kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV và đã được xuất viện để trở về nước. Như vậy đến ngày 19/1/2020, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc nCoV.

Để chủ động phát hiện sớm, cách ly, điều trị và ngăn chặn bệnh dịch lan rộng, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ ngành thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh.

Phân luồng nếu nghi ngờ

Theo Bộ Y tế, nếu người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) thì phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám riêng biệt; Khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh từng sống hoặc từ Trung Quốc đến trong vòng 14 ngày, nếu thấy nghi ngờ về trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân thì cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho cơ quan y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.

Các đơn vị cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn cho nhân viên y tế từng tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường quy…

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng nhấn mạnh: Các đơn vị cần chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền; rà soát lại các phương tiện máy thở, monitor theo dõi người bệnh, vật tư thiết bị y tế và phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh.

Các đơn vị cũng cần thực hiện đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện, phòng, chống bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân như: tình hình bệnh dịch viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân hiện nay, các biện pháp phát hiện, phòng lây nhiễm để người bệnh tự giác khai báo tiền sử đi lại tại nước liên quan đến dịch bệnh.

Cần thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới. Các đơn vị cũng cần thiết lập “đường dây điện thoại nóng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do Corona vi rút” tiếp nhận thông tin và sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.