Thanh Hóa: Đầu tư tiền tỷ, nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung vẫn bỏ hoang

GD&TĐ - Nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung ở huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) xây dựng xong nhưng sử dụng không hiệu quả do việc khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp chưa đảm bảo chất lượng.

Công trình nước không phát huy hiệu quả ở làng Oi, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Công trình nước không phát huy hiệu quả ở làng Oi, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Cụ thể, toàn huyện Lang Chánh có 39 công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng từ nhiều nguồn vốn hỗ trợ như: 134, 135, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Tuy nhiên, trong đó có tới hơn 40% công trình nước sinh hoạt tập trung đã hư hỏng, bỏ hoang. Phần lớn số còn lại không đáp ứng tốt nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân.

Theo người dân Làng Oi, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh cho biết: Công trình nước sinh hoạt tập trung tại làng Oi được xây dựng năm 2012, bằng nguồn vốn Chương trình 134, tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình nước sạch này sau khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết tốt nhu cầu nước sinh hoạt cho toàn bộ dân làng Oi. Tuy nhiên, các bể nước của công trình chỉ đưa vào khai thác, sử dụng được 3 tháng rồi bỏ hoang do không có nước.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do việc khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp chưa đảm bảo chất lượng. Nhiều công trình chôn ống dẫn nước không đúng thiết kế, chưa đủ độ sâu. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do ý thức người dân còn hạn chế, vai trò chủ đầu tư và quản lý ở cấp xã còn yếu kém.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.