Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân

Để ứng phó với diễn biến của cơn bão số 4, tỉnh Thanh Hóa thực hiện cấm biển từ 5h ngày 29/8. Đến thời điểm này, Thanh Hóa còn 3 phương tiện với 27 lao động chưa có thông tin liên lạc. Hiện nay Nghệ An cũng đã kêu gọi gần 3.900 tàu thuyền vào neo đậu khu vực an toàn. 

Thanh Hóa cấm biển từ 5h ngày 29/8 để ứng phó với bão số 4.
Thanh Hóa cấm biển từ 5h ngày 29/8 để ứng phó với bão số 4.

Để chủ động ứng phó với bão số 4, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan. 

Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển...

Tổ chức cấm biển từ 5h ngày 29/8 đến khi bão suy yếu và tan dần; huy động tối đa lực lượng lao động và phương tiện để thu hoạch ngay diện tích lúa mùa đã chín từ 80% trở lên; kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông, bãi sông, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 2
Không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản.

Rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân khu vực ven biển theo phương án đã lập khi có lệnh; đảm bảo thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Theo báo cáo của Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, đến 17h ngày 28/8, còn 3.839 phương tiện/16.431 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, tại vùng ven biển Thanh Hóa có 2.969 phương tiện/10.781 lao động; tại vùng biển các tỉnh có 870 phương tiện/5.650 lao động.

Từ 13h ngày 28/8, còn 3 phương tiện/27 lao động xuất bến tại bến Ninh Cơ, tỉnh Nam Định chưa có thông tin liên lạc lại với bờ.

Cụ thể phương tiện TH92688TS, công suất 820 Cv, chủ phương tiện là ông Nguyễn Văn Quang, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, xuất bến ngày 18/8; phương tiện TH93869TS, công suất 820 Cv, chủ phương tiện là ông Nguyễn Văn Dự, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, xuất bến ngày 18/8 và phương tiện TH93738TS, công suất 820 Cv của ông Phạm Văn Sơn, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, xuất bến ngày 17/8.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 3
Thanh Hóa còn 3 phương tiện với 27 lao động chưa có thông tin liên lạc với bờ.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài 3 phương tiện trên, tất cả các phương tiện còn lại đều đảm bảo thông tin liên lạc với bờ bình thường.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và gia đình tiếp tục tìm cách liên lạc với 3 phương tiện trên.

Đồng thời chỉ đạo 4 Đài thông tin báo bão thường xuyên thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng, tránh; không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn người dân

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 4

Hiện Nghệ An đã kêu gọi gần 3.900 tàu thuyền vào neo đậu khu vực an toàn, các thuyền còn xa bờ đã nhận được thông tin và di chuyển tránh trú an toàn trong tối hôm nay.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 10 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, cách  cách Nghệ An 300km.

Để ứng phó với cơn bão số 4, hiện nay Nghệ An đã kêu gọi gần 3.900 tàu thuyền vào neo đậu khu vực an toàn, các thuyền còn xa bờ đã nhận được thông tin và di chuyển tránh trú an toàn trong tối 28/8.

Tỉnh Nghệ An cũng đã ra lệnh cấm biển; các  khu vực nuôi trồng thủy sản cũng đã chủ động các phương án phòng chống an toàn; sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn người dân.

Trong 2 đến 3 ngày tới ngành nông nghiệp chỉ đạo nhân dân thu hoạch trên 10 nghìn ha lúa hè thu chủ yếu ở vùng trũng. Kiểm tra các công trình thủy lợi đảm bảo khả năng vận hành tiêu úng hiệu quả. 

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 5

Ngày 28/8, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh có công điện gửi Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Bộ CHQS tỉnh, BĐBP tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, giám đốc các Công ty Thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Bão số 4 là cơn bão mạnh, di chuyển  nhanh, phạm vi diễn ra rộng, hoàn lưu bão gây mưa lớn, lại xảy ra vào dịp nghỉ lễ vì vậy Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu BCĐ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực BTB, nhất là tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tuyệt đối không chủ quan, cần tổ chức theo dõi chặt chẽ, chủ động triển khai các phương án, đặc biệt phương án 4 tại chỗ nhằm giảm thiểu thiệt hại tính mang, tài sản cho nhân dân.

Chiều 28/8, Chi cục Thủy sản Nghệ An đã phát bản tin thông báo qua máy thông tin liên lạc tầm xa sóng HF VX-1700 trên tần số 8058 kHz của Trạm bờ Chi cục, tất cả các tàu đang khai thác trên biển đã liên lạc được với Trạm bờ, nắm bắt diễn biến của cơn bão số 4 để chủ động phòng tránh. Không có tàu thuyền nào mất liên lạc.

Ngoài ra, Chi cục Thủy sản đã thông báo đến các xã, phường và các chủ hộ nuôi trồng thủy sản về dự báo thời gian, hướng di chuyển và cấp cơn bão số 4 yêu cầu các địa phương, các chủ hộ nuôi chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại xảy ra.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An diện tích nuôi trồng thủy sản gần 17.000 ha và 960 lồng nuôi.

Quảng Trị: Người dân thức đêm gặt lúa “chạy” bão

Nhằm ứng phó với bão số 4 có nguy cơ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, người dân Quảng Trị đã khẩn trương thu hoạch mùa, thức đêm gặt lúa để tránh thiệt hại.

Ghi nhận của PV Dân trí, mặc dù đêm tối nhưng trên các cánh đồng tại Quảng Trị vẫn rộn rã tiếng máy gặt lúa. Nhiều người dân còn chờ ngoài đồng để đưa lúa về nhà. Không khí thu hoạch mùa hết sức khẩn trương.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 6

Máy gặt lúa hoạt động hết công suất mới thu hoạch hết diện tích lúa cho bà con.

Ông Lê An cho hay, nghe tin dự báo bão sắp vào nên tranh thủ thuê máy gặt lúa trong đêm để đưa về nhà.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 7

Trong đêm tối, hoạt động thu hoạch mùa màng vẫn hết sức khẩn trương.

“Lúa chín rồi, nếu không gặt kịp thời thì gặp mưa bão sẽ gây thiệt hại lớn. Bao nhiêu công chăm sóc bấy lâu, giờ chịu khó vất vả chút nhưng đưa được lúa về nhà cho an tâm”.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 8

Những chiếc xe được chất đầy lúa.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 9

Vận chuyển lúa lên xe đưa về nhà.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, hiện tỉnh Quảng Trị có gần 5.000 ha lúa vụ Hè -Thu chưa thu hoạch.

Thanh Hóa cấm biển, Nghệ An sẵn sàng phương án di dời 26 nghìn dân - 10

Những chiếc xe chở lúa trở về.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ bị thiệt hại do mưa bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã có công điện khẩn thông báo cho các địa phương yêu cầu động viên bà con thu hoạch mùa trước khi bão đổ bộ vào.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.