Hiệu ứng domino
Ngay trong các tài liệu tòa án cũng cho thấy, một số quan chức tại Liên Hợp Quốc đã coi Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc của Diệp Giản Minh là một tổ chức phi chính phủ nằm dưới sự quản lý của chính phủ Trung Quốc. Chẳng hạn, theo các email được đưa ra bởi các công tố viên, Ho Chi-ping, người đứng đầu tổ chức này, được một cộng sự yêu cầu “can thiệp với nhà nước Trung Quốc” để cung cấp cho chính phủ Chad vũ khí quân sự chống lại lực lượng khủng bố Boko Haram. Trong các email với các cá nhân khác, Ho cũng thảo luận về việc chuyển giao vũ khí cho Libya và Qatar, hay đề nghị CEFC China Energy có thể giúp một công ty Iran chuyển tiền bị trừng phạt ra khỏi Trung Quốc.
Trước lùm xùm này, CEFC China Energy tuyên bố Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc hoàn toàn không liên quan tới CEFC và “không tham gia vào bất kỳ hoạt động thương mại nào của công ty”. CEFC China
Energy cho biết, họ đã tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình “theo đúng luật pháp”. Hai tháng sau khi thỏa thuận CEFC mua cổ phần của
Rosneft trị giá 9 tỷ USD, Ho đã bị bắt, mở màn cho hiệu ứng domino hạ bệ đế chế Diệp Giản Minh.
Ngày 1/3/2018, một hãng tin tài chính hàng đầu của Trung Quốc, đã công bố một cuộc điều tra nhằm vào CEFC China Energy, với nghi ngờ rằng có hoạt động tiền tệ bất hợp pháp. Vài ngày sau, Diệp bị chính quyền Bắc Kinh tạm giữ và “biến mất” kể từ đó.
Các nhà phân tích ngành công nghiệp cho biết từ lâu đã có những lời xì xào về sự ổn định của CEFC China Energy, trong đó, nhiều chuyên gia tin rằng công ty không có đủ các hoạt động kinh doanh phù hợp với quy mô của nó. “Các tiêu chuẩn kế toán hay giám sát doanh nghiệp vẫn còn khá yếu ở Trung Quốc và không thật sự minh bạch” - Tom Rafferty, chuyên gia về Trung Quốc tại Đơn vị Tình báo Kinh tế của Mỹ, cho biết - “Có rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc xung quanh các cấu trúc doanh nghiệp kém minh bạch”.
Tại Thượng Hải, địa chỉ của tám công ty con được CEFC China Energy đăng ký đều không có bất kỳ dấu hiệu hoạt động nào của công ty. Hai địa điểm là các tòa nhà văn phòng mới, vốn chưa bao giờ được cho thuê. Tại một tòa nhà gần như trống rỗng, chỉ còn một tấm biển ghi lời trích dẫn của Chủ tịch Tập Cận Bình: “Cánh cửa của Trung Quốc với thế giới sẽ không bao giờ đóng, mà chỉ mở rộng hơn”.
Cuối cùng, CEFC cũng thuộc sở hữu nhà nước. Từng là một người mua lớn, hiện nay, CEFC China Energy thuộc về một công ty nhà nước nắm quyền kiểm soát nhiều tài sản quốc tế.
Tháng 3 vừa qua, chính phủ Séc đã phái một phái đoàn đến Bắc Kinh để tìm kiếm Diệp, “cố vấn kinh tế” của Tổng thống Séc Zeman. Sự sụp đổ của đế chế kinh doanh do Diệp đứng đầu diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang rà soát hàng loạt công ty tư nhân nợ nần. Đầu năm nay, tỷ phú Ngô Tiểu Huy, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Anbang, một trong những doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, từng mua lại khách sạn New York Wald Waldorf với giá 1,95 tỷ USD, đã bị bắt vì tội lừa đảo huy động hàng tỷ đô la từ các nhà đầu tư. Vào tháng 5 vừa qua, Ngô bị tòa án Thượng Hải kết án 18 năm tù.
Hiện nay, không ai biết Diệp đang ở đâu, cũng như những cáo buộc nào, nếu có, mà nhân vật này có thể phải đối mặt ở Trung Quốc.