Thái Nguyên: Thầy trò “hợp sức” chế tạo thiết bị phòng chống Covid-19

GD&TĐ - Nhằm chung tay cùng toàn xã hội trong cuộc chiến chống Covid-19, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) đã có nhiều sáng chế hữu ích phục vụ công tác phòng chống dịch.

PGS.TS Phạm Thành Long cùng nhóm sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp bên máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động phòng dịch Covid-19.
PGS.TS Phạm Thành Long cùng nhóm sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp bên máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động phòng dịch Covid-19.

Là người đưa ra ý tưởng, PGS.TS Phạm Thành Long, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trưởng bộ môn Cơ điện tử Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) chia sẻ: Ngay từ đợt bùng phát dịch đầu tiên, để đáp ứng yêu cầu đo thân nhiệt và sát khuẩn lớn, nhóm nghiên cứu đã lên ý tưởng, thiết kế và chế tạo thành công Robot điều khiển từ xa và máy đo thân nhiệt kết hợp rửa tay sát khuẩn tự động.

Toàn bộ các sản phẩm, từ lúc lên ý tưởng cho đến khi hoàn thiện, đều được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn. Robot điều khiển từ xa có thể chạy tiến - lùi, rẽ trái - phải, vận hành một cách dễ dàng và đem lại hiệu quả cao, đáp ứng đầy đủ các tính năng hoạt động trong khu cách ly hoặc bệnh viện dã chiến.

Máy đo thân nhiệt kết hợp rửa tay sát khuẩn tự động có cấu tạo đơn giản, được lập trình để tự động đo thân nhiệt. Khi có người đưa tay vào bộ phận rửa tay sát khuẩn, dung dịch sẽ được phun tự động. Chiếc máy này chạy bằng pin hoặc sạc trực tiếp và được điều khiển, vận hành từ xa.

Máy đo thân nhiệt kết hợp rửa tay tự động thao tác nhanh, cho kết quả chính xác và liên tục
Máy đo thân nhiệt kết hợp rửa tay tự động thao tác nhanh, cho kết quả chính xác và liên tục

Bằng Văn Phong - sinh viên K53 chuyên ngành Cơ điện tử, Khoa Cơ khí - thành viên nhóm sáng chế cho hay: Các sản phẩm đều hoạt động tốt, thao tác nhanh, qua đó vừa giúp giảm việc tiếp xúc trực tiếp giữa y, bác sĩ với người bệnh, giảm chi phí mua đồ bảo hộ, đồng thời hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, nhóm nghiên cứu cũng gặp một vài khó khăn, cụ thể là ở công đoạn tìm mua thiết bị, linh kiện. Bởi thời điểm đó, linh kiện khá khan hiếm và phải nhập từ nước ngoài, chính vì vậy phải chờ đợi khá lâu mới có đủ thiết bị để hoàn thiện sản phẩm.

“Đến nay, đã có trên 100 máy được vận hành tại các trường THPT, cơ quan hành chính, bệnh viện trên địa bàn tỉnh và một số địa phương đang có dịch. Sản phẩm đã được đăng ký sáng chế và đang trong quá trình thẩm định yêu cầu bảo hộ”, PGS.TS Phạm Thành Long cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Tản văn: Lựa đồ để 'cho'

GD&TĐ - Làm từ thiện từ “tâm”, “cho đi là còn mãi”. Hãy biết cách “cho” và lựa đồ để “cho”.

Tấm Huy chương Đồng quý giá của đại kiện tướng Lê Tuấn Minh tại Olympiad Cờ vua 2024. Ảnh: ITN

Lặng thầm cống hiến

GD&TĐ - Với thành tích bất bại đó, chú đã đạt được 9 điểm sau 11 vòng đấu, để đạt được Huy chương Đồng Cá nhân bàn ba bảng mở rộng Olympiad Cờ vua...

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Món quà diệu kỳ

GD&TĐ -Nhà thơ Tô Hà đã phác họa bức tranh về một lớp học đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thính mà ở đó toát lên niềm đam mê và khát khao con chữ của học trò