Tên lửa đáp trả “lửa và cuồng nộ”?

GD&TĐ - Đáp trả cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nếu Bình Nhưỡng có thêm bất kỳ hành động khiêu khích nào nữa sẽ phải đối diện với “lửa và cuồng nộ”, cơ quan Thông tấn xã Triều Tiên (KCNA) trích dẫn lời của tướng Kim Rak Gyom rằng quốc gia này đang “xem xét nghiêm túc một kế hoạch” phóng tên lửa nhằm vào một khu vực gần đảo Guam thuộc lãnh thổ Mỹ.

Tên lửa đáp trả “lửa và cuồng nộ”?

Kế hoạch chi tiết

Lực lượng chiến lược thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên đang “xem xét nghiêm túc kế hoạch tấn công bao vây Guam thông qua việc bắn đồng thời 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 nhằm ngăn chặn các lực lượng đối phương trên các căn cứ quân sự chính ở Guam và để đánh dấu một sự cảnh báo quan trọng đối với Mỹ”, tuyên bố này nêu rõ.

Căng thẳng ở Thái Bình Dương leo thang đột ngột sau khi tình báo Mỹ phân tích và đánh giá rằng Triều Tiên đã sản xuất một đầu đạn hạt nhân nhỏ, dựa trên nhiều nguồn tin quen thuộc với các vấn đề về chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Tháng trước, Bình Nhưỡng đã thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa, được biết đến với tên gọi Hwasogn-14. Những tên lửa này được cho là có khả năng tiếp cận đất liền Mỹ.

Đối phó với các thử nghiệm tên lửa này, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua một giải pháp với các biện pháp trừng phạt mới. Giải pháp nhằm vào dòng chảy của nguồn thu nhập từ nước ngoài của Triều Tiên đã được sự nhất trí thông qua sau những vận động tích cực từ phía Mỹ. Bản thân nước Mỹ cũng tuyên bố các lệnh trừng phạt riêng đối với Triều Tiên, cùng với Iran và Nga.

Theo KCNA, Triều Tiên sẽ có một kế hoạch phóng tên lửa Hwasong-12 về phía Guam vào khoảng “giữa tháng Tám và báo cáo với với Tổng tư lệnh lực lượng hạt nhân và chờ lệnh của ông”. Chủ tịch Kim Jong Un được hiểu là Tổng tư lệnh lực lượng hạt nhân.

Tên lửa Hwasong-12 sẽ bay qua bầu trời Shimane, Hiroshima và Koichi thuộc Nhật Bản, và sẽ bay 3.356,7 km trong 1.065 giây và rơi xuống mặt nước cách bờ biển Guam từ 30 đến 40 km. Tuy nhiên, KCNA không chỉ ra rằng tên lửa Hwasong-12 này có được lắp đầu đạn hạt nhân hay không.

“Lời nói đọi máu”?

KCNA đã công bố một bài viết chỉ trích ông Trump vì đã “đưa ra một tuyên bố vô nghĩa về “lửa và sự cuồng nộ” mà không nắm bắt được sự nghiêm trọng của tình hình đang diễn ra. Điều này khiến những người thuộc lĩnh vực tên lửa Hwasong trong lực lượng quân đội Triều Tiên khó chịu và tức giận”. Bài viết tiếp tục: “Với một người như vậy, đối thoại bằng âm thanh là không thể. Chỉ có lực lượng tuyệt đối mới làm được điều này”.

Kế hoạch phóng tên lửa được KCNA tiết lộ còn nhắc tới một cuộc tấn công tiềm tàng vào căn cứ không quân Andersen với ý định “gửi một cảnh báo nghiêm khắc tới Mỹ”. Căn cứ này nằm trên một trong hai hòn đảo Thái Bình Dương và là căn cứ nằm trên đất Mỹ gần nhất với Triều Tiên; đồng thời cũng đại diện cho tầm với xa nhất của quân sự nước Mỹ. Được mệnh danh là “mũi giáo”, Guam là vị trị then chốt của quân đội Mỹ trong việc triển khai sự hiện diện tại Thái Bình Dương và là nơi cư ngụ của hàng ngàn thành viên quân đội Mỹ và gia đình của họ.

Theo ông Carl Schusteer, một Giáo sư ĐH Hawaii Thái Bình Dương, cựu Giám đốc các chiến dịch tại Trung tâm Tình báo Thái Bình Dương của Mỹ, tầm quan trọng của căn cứ này đã giảm bớt kể từ Đại chiến Thế giới II, sau khi Mỹ triển khai các căn cứ quân đội tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, nơi đây trở thành vùng đệm giữa các chuyến bay của máy bay ném bom qua khu vực này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.