Tên lửa đánh chặn S-400: Cú đánh phá vỡ thế “độc tôn” của Mỹ

GD&TĐ - Hạ viện Mỹ đã lên tiếng tuyên bố rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và đặc biệt là Ả rập Saudi có được hệ thống tên lửa đánh chặn S-400 từ Nga đang là mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Mỹ trên thế giới.

Tên lửa S-400 "Triumf" của Nga
Tên lửa S-400 "Triumf" của Nga

Chúng ta nhớ lại rằng một trong những kết quả của cuộc gặp gỡ quan trọng nhất giữa Tổng thống Nga ông Vladimir Putin với nhà vua Ả rập Saudi Salman bin Abdul-Aziz Al-Saud là bản hợp đồng mua tổ hợp tên lửa đánh chặn S-400 “Triumf”  từ phía Ả rập Saudi.

Có thể thấy Washington đang nổ lực chưa từng có để tạo áp lực nhằm ngăn chặn thỏa thuận giữa Nga- Thổ Nhĩ Kỳ. Khi áp lực lên Ankara đã đạt đến mức độ như hiện nay thì người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ sự nghi ngờ về tình hữu nghị của Hoa Kỳ và lòng trung thành của họ đối với hiệp ước Liên minh.

Tên lửa "Patriot" của Mỹ
Tên lửa "Patriot" của Mỹ 

Việc mất đi một USD vào túi người khác đối với người Mỹ cũng như nền công nghiệp quốc phòng Mỹ là một điều gì đấy không thể chấp nhận được. Tuy nhiên trong trường hợp này rõ ràng vấn đề không chỉ nằm ở chỗ hao hụt về tài chính.

Hiện nay chúng ta biết rằng một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quân đội một quốc gia nào đó nằm ở hệ thống phòng thủ tên lửa. Và theo đó, hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ mong muốn có khả năng đánh chặn bất kỳ tên lửa nào của đối phương.

Thông tin về hệ thống tên lửa đánh chặn mới nhất của Nga được ông Putin giới thiệu trong Thông điệp Liên bang thực sự đã làm cho niềm tin của các nước đồng minh và của chính cả Mỹ cũng bắt đầu lung lay.

Việc truyền thông phương Tây đang cố gắng làm “dịu bớt” hiệu ứng thông tin từ việc công bố những vũ khí mới của Nga đang làm cho Mỹ có chút bất ngờ và không mong muốn.

Tên lửa "Patriot" của Mỹ tại Ả rập Saudi
 Tên lửa "Patriot" của Mỹ tại Ả rập Saudi

Trong cuộc họp truyền thông, người ta nhớ lại rằng trong cuộc chiến tại Iraq, trong một số trận chiến, hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã không thể đảm bảo đánh chặn hoàn toàn ngay cả với loại tên lửa “lỗi thời” Scub-B của Liên Xô.

Theo giáo sư Theodore Postol thuộc Trường đại học Công nghệ Massachusetts, một người được biết đến ở Mỹ trong vai trò là một chuyên gia về hệ thống tên lửa phòng thủ, sau khi nghiên cứu dữ liệu thông tin về cuộc chiến tại Iraq đã đi đến kết luận rằng trên thực tế, tỉ lệ đánh chặn mục tiêu tên lửa của Patriot không vượt quá 10%.

Ngoài ra, gần đây Tổ hợp tên lửa Patriot cũng gặp một số thất bại. Ví dụ tại Ả rập Saudi, nhiều lần Patriot đã không tiêu diệt được các tên lửa đạn đạo cực kỳ “nguyên thủy” của phiến quân Hussit. Đặc biệt cuối 2017, một tên lửa dạng như vậy đã phóng vào sân bay quốc tế của thủ đô Ả rập Saudi và phát nổ gần nhà ga, gây nên hoảng sợ cho hành khách. Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy rằng tên lửa này đã không bị đánh chặn.

Trong khi đó truyền thông phương Tây đã đưa tin rằng tất cả tên lửa đã bị đánh chặn. Tuy nhiên trên thực tế, Riyadh đã quyết định đặt mua S-400 của Nga và nói rằng Patriot không thể đối phó ngay cả với tên lửa của phiến quân, động thái này bất chấp sự phản đối từ Washington.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ