Tập trung giải pháp xây dựng văn hóa học đường

GD&TĐ - Năm học 2024-2025, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng văn hóa cho học sinh, sinh viên tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng.

Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên
Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên

Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục

Năm học 2023-2024, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng gắn với lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nâng cao hiệu quả công tác xã hội, công tác tư vấn tâm lý trong trường học; đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ từ trung ương xuống các địa phương.

Bộ đã ban hành các kế hoạch và tổ chức triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng về vai trò của việc tư vấn tâm lý cho học sinh.

Đó là các Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống, triển khai công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục ; tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý; biên soạn, phê duyệt và phát hành miễn phí Tài liệu về công tác xã hội, tư vấn tâm lý cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông .

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các địa phương đã ban hành các văn bản triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục; hướng dẫn học sinh, giáo viên tích cực tham gia Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong nhà trường bằng nhiều giải pháp, thông qua các hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp điều kiện thực tiễn tại cơ sở.

Đến nay, 100% Sở GD&ĐT đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá môn học. Các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh được lồng ghép trong chương trình môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể theo hướng giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Các nhà trường quan tâm giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ cho học sinh; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Về cơ bản, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh ngày càng được nâng cao, môi trường giáo dục tại các nhà trường luôn được bảo đảm; an ninh, an toàn, thân thiện, không bạo lực học đường; có nhiều học sinh đã được kết nạp Đảng ngay từ bậc học phổ thông; đây là tiền đề quan trọng hướng đến việc xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc.

IMG_0400.JPG.jpg
Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ trong trường học; công tác Đoàn, Đội về kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội.

Tiếp tục nâng cao chất lượng

Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT nhận định: Việc nắm bắt thông tin, định hướng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ qua môi trường mạng gặp nhiều khó khăn. Nội dung thông tin trên các trang mạng xã hội chưa được kiểm soát chặt chẽ, một số nội dung chuyên đề giáo dục đạo đức, lối sống chưa gắn với đời sống của thế hệ trẻ.

Một bộ phận học sinh có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong học sinh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Hình thức bạo lực học đường ngày càng đa dạng, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Tình trạng căng thẳng, trầm cảm hoặc khó khăn về tâm lý vẫn còn xảy ra đối với nhiều học sinh.

Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục con người ở một số địa phương còn chưa thường xuyên, chặt chẽ. Môi trường văn hóa trường học bị ảnh hưởng bởi các ứng xử bạo lực, phản cảm... Nhiều ấn phẩm văn hóa độc hại, thông tin giả, sai sự thật, bạo lực trên Internet, mạng xã hội chưa được xử lý nghiêm, ngăn chặn chưa hiệu quả.

Về nhiệm vụ trong năm học mới, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu tiếp tục triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong trường học; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục.

Tập trung các giải pháp xây dựng văn hóa học đường; chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm; giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục.

Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ trong trường học; công tác Đoàn, Đội về kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội; phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trường học; kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan tới việc phát sinh bạo lực học đường. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em, học sinh.

Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được quan tâm, đẩy mạnh. Cha mẹ học sinh đã từng bước chủ động phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên; hỗ trợ nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh, quan tâm kịp thời các thanh thiếu nhi, học sinh hoàn cảnh khó khăn, cá biệt, yếu thế; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.