Tạo môi trường GD thân thiện không bạo lực

Tạo môi trường GD thân thiện không bạo lực

(GD&TĐ) - Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Bảo vệ trẻ em - Tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực”.

Dự án này do Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổ chức Plan Việt Nam thực hiện trên 7 tỉnh, thành phố (Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Hà Nội) với 50 xã và 110 trường Tiểu học, THCS.

Là đơn vị trực tiếp phối hợp triển khai Dự án, ông Hoàng Đức Minh- Cục trưởng Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã tổng kết: Dự án đã được triển khai từ tháng 12/2009 - 11/2011. Mục tiêu chính là góp phần củng cố môi trường GD thân thiện không bạo lực, thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa thầy cô với HS, phụ huynh với con em gần gũi và tích cực hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại HN

 Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của châu Á tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Các hành vi trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần đối với trẻ em Việt Nam đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, một số GV vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “yêu cho roi cho vọt”, “Thuốc đắng giã tật”. Những quan niệm này thường được áp dụng đối với con cái trong gia đình cũng như HS trong nhà trường. Nhiều GV chưa được trang bị cũng như chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của phương pháp kỷ luật tích cực trong GD các em HS. Các qui định   dành cho HS trong trường học đôi khi chưa thực sự tạo được sự tham gia tích cực của họ.

Trong 2 năm triển khai (2009 - 2011), dự án thí điểm đã có những đóng góp đáng kể vào việc tăng cường kiến thức kỹ năng giáo dục phương pháp kỷ luật tích cực cho GV, SV sư phạm, các bậc phụ huynh trong việc thực hiện các quy định trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường thân thiện, không bạo lực, quan hệ giữa thầy cô và HS được gần gũi, tích cực hơn. Cụ thể, thầy Hoàng Xuân Bính, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Bản- Cẩm Khê- Phú Thọ nhấn mạnh: Dự án như ngọn gió mới nâng tầm cho những định hướng GD đúng đắn của nhà trường. Không chỉ GV, HS mà ngay cả phụ huynh cũng đón nhận nồng nhiệt. Thời gian tập huấn không nhiều nhưng với các em HS biết thân thiện với bạn bè trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt luôn biết nói lời xin lỗi- cảm ơn. GV được thay đổi nếp nghĩ, nâng tầm nhận thức trong việc GD đạo đức cho HS, biết phát huy phương pháp dạy học tích cực. Văn Bàn không có tình trạng bạo lực học đường. Đây cũng là do nhà trường biết cách cùng đưa các phụ huynh tham gia các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kiên nhẫn trong việc phân tích cho HS biết cái sai của mình và hướng các em tự giác nhận sai và tự sửa chữa.

Trong khi đó, Phó trưởng phòng đào tạo Trường CĐSP Hà Tây, bà Lê Thị Thơm khẳng định: Là trường SP đào tạo GV từ MN đến TH và THCS không chỉ cho thành phố Hà Nội mà còn cho nhiều tỉnh thành khác nên khi triển khai thí điểm, tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực đã giúp các giáo sinh biết cách xử lý và giải quyết tốt các tình huống sư phạm, cảm hoá được HS...vv.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao giải tập thể viết: “Những kỷ niệm sâu sắc về GV chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp”.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao giải tập thể cuộc thi viết: “Những kỷ niệm sâu sắc về GV chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp”.

Tại HN, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã phát biểu: Nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác phát triển từ phong kiến nên vẫn ảnh hưởng nặng tư tưởng “yêu cho roi cho vọt”. Thêm vào đó, trong bối cảnh hiện nay trào lưu quốc tế, văn hoá, CNTT, đặc biệt là Internet đã ảnh hưởng đến việc GD, rèn luyện đạo đức HS. Do vậy, Dự án ra đời trong bối cảnh như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc quan tâm đến đời sống tinh thần, tâm lý của HS, góp phần quan trọng tạo môi trường GD thân thiện không bạo lực trong các nàh trường. Mong muốn các mô hình thí điểm sẽ trở thành tài liệu bồi dưỡng GV, đặc biệt là vai trò của GV chủ nhiệm, tăng cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho HS, SV.

Ông Sven Coppens, Giám đốc Dự án Tổ chức Plan tại Việt Nam cho biết: Chỉ 2 năm ngắn ngủi thực hiện thí điểm dự án này tại 7 tỉnh phía Bắc của Việt Nam đã cho thấy, nhận thức của cộng đồng được cải thiện đáng kể. Cụ thể, đã làm thay đổi rõ nét hành động của phụ huynh, GV đối với HS. Tháng 11 vừa qua, chúng tôi có làm một cuộc khảo sát cho thấy hơn 92,6% GV, 95% phụ huynh tham gia khảo sát đều cho rằng, phương pháp kỷ luật tích cực rất phù hợp với giáo dục HS và phương pháp này nên phổ biến rộng rãi trong cả nước, không nên dùng phương pháp truyền thống là đánh HS, dọa nạt các em như trước đây vẫn thường dùng.

Toàn thể Hội thảo
Toàn thể Hội thảo

Cũng trong khuôn khổ của Dự án này, Tổ chức Plan tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ GD-ĐT xây dựng và hoàn thiện các tài liệu tự học dành cho giáo viên (Dạy trẻ lớn khôn), tài liệu cho sinh viên sư phạm về Quyền và nghĩa vụ trẻ em, Kỹ năng sống dành cho trẻ trong việc phòng chống bạo lực và đặc biệt là phương pháp kỷ luật tích cực…

Ngoài ra, hai bên đã tổ chức các hoạt động truyền thông ở cấp trung ương nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực và phòng chống bạo lực trẻ em thông qua cuộc thi viết: “Những kỷ niệm sâu sắc về GV chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp”.

Ban Tổ chức đã trao 3 giải nhì (không có giải nhất), mỗi giải trị giá 7 triệu đồng. Ngoài ra còn 3 giải ba, mỗi giải 5 triệu đồng, 15 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng, 2 giải dành cho tác giả cao tuổi nhất và nhỏ tuổi nhất, mỗi giải 1 triệu đồng. 2 giải tập thể, mỗi giải 5 triệu đồng.

PV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.