Tạo bóng đèn nhỏ nhất thế giới từ vật liệu dày một nguyên tử

Các nhà khoa học Mỹ sử dụng graphene, vật liệu có độ dày bằng một nguyên tử (1/10 nm) để chế tạo bóng đèn nhỏ nhất thế giới, hứa hẹn thay đổi ngành công nghiệp chế tạo máy tính, điện thoại cho đến vệ tinh.
Tạo bóng đèn nhỏ nhất thế giới từ vật liệu dày một nguyên tử
unnamed-1918-1434675925.jpg

Bóng đèn siêu mỏng chế tạo từ vật liệu graphene có thể mở đường cho phát triển chip máy tính quang học. Ảnh: Independent

Theo Independent, dải graphene siêu mỏng, hoạt động tương tự một dây tóc bóng đèn, được đính vào các điện cực kim loại cực nhỏ làm nhiệm vụ dẫn điện. Khi bị đốt nóng tới 2.500 độ C, dải graphene sẽ phát sáng.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chế tạo thành công chip máy tính có nguồn ánh sáng nhìn thấy được, Independent dẫn lời Giáo sư James Hone, chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, ĐH Columbia, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu.

“Chúng tôi đã tạo được thiết bị thực sự là bóng đèn mỏng nhất thế giới. Thiết bị phát sáng mới này có thể kết hợp với con chip và mở đường cho sản xuất màn hình siêu mỏng, dễ uốn dẻo và trong suốt hay các phương tiện truyền thông quang học sử dụng chip ứng dụng vật liệu graphene”, giáo sư Hone nói.

Ông đánh giá công nghệ này sẽ trở thành nền tảng chế tạo thiết bị chuyển mạch máy tính quang học, loại máy dùng hạt ánh sáng thay điện để xử lý và truyền nội dung số.

Dù kích thước siêu nhỏ nhưng mắt thường vẫn nhìn thấy ánh sáng cực mạnh mà nó phát ra, Tiến sĩ Young Duck Kim, tác giả nghiên cứu nhận xét. Bên cạnh đó, nhiệt độ chỉ tập trung tại một điểm nóng duy nhất nên không phá hủy chip silicon nằm bên dưới.

Nhóm nghiên cứu cũng nhen nhóm ý tưởng phát triển ứng dụng mới từ công nghệ này như chế tạo bếp vi nung có thể nóng lên hàng nghìn độ C trong một phần nghìn giây, hay nghiên cứu phản ứng hóa học và chất xúc tác ở nhiệt độ cao.

Graphene là một dạng carbon có nguyên tử kết nối theo cấu trúc tổ ong. Graphene được đánh giá là siêu vật liệu với các đặc tính siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn nhiệt, tiềm năng ứng dụng cao trong sản xuất nước sạch, điện thoại thông minh và ô tô chống gỉ.

Theo VnExpress
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.