Tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

GD&TĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe máy, xe đạp điện.

Lực lượng chức năng tham dự lễ phát động.
Lực lượng chức năng tham dự lễ phát động.

Ngày 6/1, tại Lễ ra quân Năm An toàn giao thông (ATGT) 2022, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm khi chạy xe máy, xe đạp điện dịp Tết.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm khi chạy xe máy, xe đạp điện. Vì đây là hai nguyên nhân chính gây TNGT, làm tăng tỉ lệ thương vong trong dịp lễ Tết.

Các cấp, các ngành phải “bảo đảm ATGT, an toàn phòng dịch, không để bất kỳ người dân nào không về ăn Tết với gia đình do thiếu phương tiện vận tải”, Phó Thủ tướng nói.

Đề nghị Ủy ban ATGT quốc gia, các bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch Năm ATGT 2022, đặc biệt là đảm bảo trật tự ATGT dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và lễ hội xuân 2022.

Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương tổng công tác đảm bảo ATGT năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 cùng ngày, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho hay, năm 2021, toàn quốc xảy ra gần 11.495 vụ TNGT, làm chết gần 5.799 người, bị thương 8.018 người. So với năm 2020, số vụ TNGT giảm gần 3.496 vụ, số người chết giảm 1.068 người, số người bị thương giảm 3.143 người. Có 55 tỉnh, thành có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, các tỉnh như An Giang và Sơn La giảm trên 40% số người chết do TNGT.

Trong đó có 4 mục tiêu chính là nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Giảm TNGT từ 5 - 10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông trong bối cảnh dịch bệnh. Không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động giao thông vận tải.

Nhân dịp Lễ ra quân, Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian tới, Công an thành phố sẽ chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các giải pháp duy trì, đảm bảo ổn định tình hình trật tự, ATGT. Trong đó, có phòng chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ùn tắc và TNGT. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người thực thi công vụ…

Ngay trong, trước và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, công an thành phố tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ công tác 141 khi bố trí lực lượng khép kín thời gian, địa bàn, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Từ đó, lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, bắt giữ các vụ việc phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội, nhất là các trường hợp vận chuyển, tàng trữ pháo nổ, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm bẩn...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động