Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng, an ninh

GD&TĐ - Cập nhật, lồng ghép nội dung cơ bản Nghị quyết 44-NQ/TW về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình mới" là nhiệm vụ quan trọng đối với cơ sở giáo dục.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục QP-AN khai mạc đợt tập huấn. (Ảnh: TT)
Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục QP-AN khai mạc đợt tập huấn. (Ảnh: TT)

Từ ngày 5-8/8, tại Học viện Lục quân, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) các cơ sở GD&ĐT; trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tự chủ, trung tâm giáo dục QP-AN; lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN trong trường tiểu học, trường THCS năm 2024 khu vực phía Nam.

1- TC.jpg
Toàn cảnh khai mạc đợt tập huấn. (Ảnh: TT)

Đợt tập huấn nhằm thống nhất, cập nhật, bổ sung những nội dung cơ bản Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" và công tác phòng, chống khủng bố trong học sinh, sinh viên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục QP-AN. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này ở các cơ sở giáo dục.

Trọng tâm tập huấn là nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học, luyện tập và lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN. Đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phía Nam trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN vào thực tiễn dạy học.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục QP-AN, Bộ GD&ĐT khẳng định, giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên luôn có vai trò quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng và sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh, Chỉ thị 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đã nêu rõ: "Giáo dục QP-AN là một bộ phận của của nền giáo dục quốc dân. Việc phổ biến, tăng cường giáo dục QP-AN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng. Kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung có trọng điểm, chú trọng giáo dục lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, trong đó xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân".

Để phát huy vai trò chủ động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ. Nội dung tập huấn thiết thực, hiệu quả, sát thực tiễn. Bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, cơ sở vật chất, vũ khí trang bị trong quá trình tập huấn và kiểm tra bắn đạn thật.

A8.jpg
Các học viên tham gia tập huấn. (Ảnh: TT)

Theo kế hoạch, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên dạy môn Giáo dục QP-AN các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đại học sẽ học tập 8 chuyên đề.

Đối với giáo viên dạy lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN trong trường tiểu học tập huấn 4 nội dung, gồm: môn tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Lịch sử và Địa lí, môn Nghệ thuật.

Nội dung lồng ghép ở cấp THCS gồm các môn: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí.

Kết thúc đợt tập huấn sẽ kiểm tra bắn đạn thật với bài: nằm bắn có tỳ, bia số 4 cố định, cự ly 100m, số lượng đạn 3 viên.

A2.jpg
Các đại biểu tham dự khai mạc tập huấn. (Ảnh: TT)

Đợt tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng.

Có 428 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên Giáo dục QP-AN đến từ 32 Sở GD&ĐT, 17 trung tâm Giáo dục QP-AN, 28 cơ sở giáo dục đại học tự chủ từ Đà Nẵng trở vào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ