Tăng cường phối hợp triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội

GD&TĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Văn bản số 2558/LĐTBXH-VP đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thực tế, trong quá trình triển khai gói hỗ trợ từ đầu tháng 7 đến nay, một số địa phương gặp vướng mắc khi người lao động và người sử dụng lao động không thể trực tiếp thỏa thuận bằng văn bản do điều kiện giãn cách, phong tỏa.

Đây là một trong những thủ tục bắt buộc để người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được tiếp cận với chính sách hỗ trợ.

Để khắc phục, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương thống nhất tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ.

Về thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trường hợp người lao động, người sử dụng lao động đã có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì các cơ quan chức năng có thể sử dụng văn bản thỏa thuận này.

Trường hợp bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận bằng hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử…).

Cùng với Hà Nội, trước đó, TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mới đây nhất, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH TP Hồ Chí Minh Trần Ngọc Sơn cho biết, UBND TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt gói hỗ trợ đợt hai, nhằm hỗ trợ cho 3 đối tượng, gồm lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19, với kinh phí hơn 900 tỷ đồng.

Việc hỗ trợ sẽ triển khai từ ngày 5/8 cho đến hết ngày 10/8, không được chậm trễ hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.