![]() |
Học sinh trung học (Ảnh: Internet) |
Đây là những lĩnh vực có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi nhà trường THPT nói riêng và bậc học này nói chung. Từ mỗi đề tài nghiên cứu thử nghiệm này, sẽ có nhiều kinh nghiệm, sáng kiến có thể nhân rộng ở các địa phương trong cả nước.
Ngày 30-9-2009, Dự án phát triển GD THPT đã tổ chức hội thảo công bố 6 đề tài nghiên cứu thử nghiệm trên đây, với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học giáo dục, đại diện 22 Sở GD-ĐT thuộc phạm vi Dự án và các đơn vị được thí điểm. Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của những sản phẩm khoa học mà các nhóm nghiên cứu đã thực hiện. Mặc dù mới trong giai đoạn nghiên cứu thí điểm nhưng các đề tài đã góp phần hỗ trợ công tác quản lý giáo dục THPT của các địa phương trong thời gian qua. Sau đây, Dự án phát triển GDTHPT cần hoàn thiện hồ sơ văn bản, sản phẩm nghiên cứu để báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, xin ý kiến về việc chuyển giao các sản phẩm, kết quả nghiên cứu cho các cơ quan liên quan như Vụ GD trung học, Vụ TCCB, Vụ KH-TC, Cục nhà giáo và CBQLCSGD,Cục CSVC và TBTH-ĐCTE…). Các cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình cần sẵn sàng tiếp nhận và tiếp tục triển khai nghiên cứu, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn quản lý GD THPT. Có như vậy mới phát huy, tạo sự bền vững các kết quả của Dự án mà Chính phủ vay vốn để hỗ trợ phát triển GD THPT.
Năm học này là năm học đổi mới quản lý giáo dục, vì vậy hoạt động nghiên cứu thí điểm về tăng cường quản lý giáo dục THPT do Dự án và các cơ quan từ TW đến địa phương thực hiện trong hơn 3 năm qua, cùng với các sản phẩm nghiên cứu thử nghiệm vừa được công bố có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện chủ đề năm học mà Bộ đã phát động.
Bảo Ngọc