Trong đó nhấn mạnh tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) phù hợp với từng nhóm đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học) ở mỗi cấp học theo phương châm sát nhu cầu, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả;
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp giáo dục pháp luật, tư vấn, giải đáp pháp luật trên trang mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, kỹ năng sống, lồng ghép hoạt động PBGDPL gắn với những vấn đề về giáo dục được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận và nhiệm vụ chính trị của Bộ GD&ĐT, của UBND Thành phố.
Có biện pháp thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động PBGDPL và từng bước xã hội hóa công tác PBGDPL, huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội bảo đảm cho công tác này. Tiếp tục đổi mới công tác biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu PBGDPL.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên giáo dục kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học, xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy.
Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật; Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, sưu tầm hình ảnh, tư liệu, phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác PBGDPL trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, thiết bị hỗ trợ dạy học môn đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật, phòng chống, bạo lực học đường, bạo hành trẻ em…