Nhiều chuyên gia vội vã tìm kiếm ai là thủ phạm, ai trốn đằng sau và dí dao vào lưng Nga? Nhưng hầu như không ai chú ý đến thực tế, rằng lần đầu tiên Moscow đã chính thức và công khai thừa nhận sự hiện diện của Iran hay “những người ủng hộ Iran” ở Syria. Họ sở hữu những loại tên lửa hiện đại không dành cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc tấn công vào Israel.
Sự hiện diện của đặc nhiệm Iran ở Syria
Trong những năm gần đây, vô số những nhượng bộ và những hành động thân thiện mà Nga dành cho Israel. Thiếu tướng Konashenkov cho biết: "Để ngăn chặn các mối đe dọa từ các cuộc tấn công tên lửa của lực lượng ủng hộ Iran, Israel đã yêu cầu giải quyết tình trạng này ở khu vực tiếp giáp với cao nguyên Golan. Nga đã tổ chức tham vấn với Iran, trong thời gian đó, Tehran thông báo rằng họ thấy không cần thiết phải làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực và không có ý định hung hăng chống lại Israel. Kết quả là, tất cả các thê đội ủng hộ Iran với vũ khí hạng nặng với sự hỗ trợ của quân đội Nga đã rút khỏi cao nguyên Golan để Israel có khoảng cách an toàn: Hơn 140 km về phía Đông của Syria. Toàn bộ 1.050 quân lính, 24 bệ phóng rocket và tên lửa chiến thuật, cũng như 145 đơn vị vũ khí khác và thiết bị quân sự đã được rút ra".
Kết luận này nói lên điều gì?
Thứ nhất, để loại bỏ các "đơn vị ủng hộ Iran" khỏi cao nguyên Golan, Nga phải tham vấn với Tehran. Từ đây có thể kết luận rằng trên lãnh thổ Syria có sự hiện diện của không chỉ lực lượng ủng hộ của Iran, mà cả quân đội của Iran . Rất có khả năng đây là lực lượng nổi tiếng “Quds” – một bộ phận của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Hồi giáo, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động đặc biệt bên ngoài lãnh thổ Iran.
Thứ hai, Tehran có thể đã che giấu ý đồ của họ trước đồng minh Moscow, hoặc đơn giản là không xem xét nó như là một món quà đối với một đồng minh chính thức, và sau đó không chia sẻ kế hoạch thực sự của họ. Nhưng làm cách nào có thể xem xét một thực tế là các nhà lãnh đạo Iran cam kết với đối tác Nga của họ rằng Iran "không có ý định hung hăng chống lại Israel". Không có ý định chống Israel ở đâu? Và khi nào? Cụ thể, bây giờ ở cao nguyên Golan, hay không có ý định chống lại Israel nói chung? Vậy, tuyên bố của một số lãnh đạo cấp cao Iran, rằng Israel không có chỗ trên bản đồ thế giới là sao?
Còn nhớ, sau khi người Hồi giáo chinh phục Jerusalem, thành phố này được đổi tên thành al-Quds, đó là "thánh địa". Và vào năm tới sẽ là 40 năm kể từ ngày Ayatollah Khomeini quyết định dành một ngày đặc biệt cho Al-Quds (Jerusalem). Đó là ngày cầu nguyện cho sự giải phóng thánh địa của ba tôn giáo trước sự chiếm đóng của quân đội Israel. Và như vậy, "Quds" đặt theo tên các Lực lượng hoạt động đặc biệt của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, đội quân hoạt động bên ngoài biên giới của Iran.
Chuyện trở nên căng thẳng khi những kẻ khủng bố tấn công vào cuộc diễu hành quân sự tại Ahvaz (Iran). Theo đại diện chính thức của lực lượng vũ trang Iran, Chuẩn tướng Abolfzi Shekarchi thì vụ này có bàn tay của Mỹ và cơ quan tình báo Israel Mossad.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, theo đánh giá của đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Nga ở Syria, "đơn vị ủng hộ Iran" không chỉ có vũ khí hạng nhẹ, xe bọc thép, pháo binh, máy bay không người lái, như ta đã biết, mà còn có nhiều bệ phóng tên lửa, và thậm chí cả hệ thống tên lửa chiến thuật. Đặc biệt ở Syria không chỉ có hệ thống tên lửa tầm xa, mà còn tầm rất xa.
Hệ thống phòng không S-300 - giọt nước tràn ly
Các phương tiện truyền thông
Israel bày tỏ lo ngại về quyết định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Syria, thừa nhận rằng điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho không quân Israel.
Ngày 17/9, không quân Israel tấn công vào các căn cứ của Iran tại tỉnh Latakia (Syria). Tuy nhiên, giới phân tích quan tâm nhất là trong chiến dịch không kích này, không quân Israel đã có lỗi nặng. Moscow cáo buộc phi công Israel sử dụng máy bay chiến đấu Il-20 của Nga như vỏ bọc, khiến hệ thống S-200 của Syria tưởng đây là mục tiêu và bắn hạ. Sự kiện máy bay IL-20 của Nga bị bắn hạ thực sự là “giọt nước tràn ly”. Sau sự kiện này, Moscow cho rằng Tel-Aviv đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước và quyết định trang bị hệ thống phòng không S-300 mới cho Syria.
Quyết định này gây xôn xao dư luận ở Israel. Việc bắn rơi máy bay Il-20 của Nga "có thể có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều"- Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết trước khi lên đường đến dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Các phương tiện truyền thông Israel bày tỏ lo ngại về quyết định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Syria, thừa nhận rằng điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho không quân Israel.
"Kênh thứ chín" của Israel, tranh cãi về việc chuyển giao S-300 cho quân đội Syria và đặt câu hỏi: "Trong hai tuần nữa, Israel sẽ ở trong cơn ác mộng?". Tờ báo "Yediot Aharonot" cho rằng, việc cung cấp S-300 cho Syria thực sự là tin xấu cho Israel. Việc triển khai tổ hợp tiên tiến này bắt buộc không quân Israel phải "nỗ lực nhiều hơn, lập kế hoạch và thận trọng hơn khi sử dụng vũ lực trên bầu trời Syria và Lebanon".
Tờ “Yediot Aharonot” cũng ghi nhận việc Nga hiện đại hóa hệ thống kiểm soát tự động và phòng không Syria sẽ cải thiện tốc độ phản ứng của pin phòng không của Syria.
The Jerusalem Post lưu ý rằng, được sở hữu khu phức hợp tên lửa phòng không S-300, quân đội Syria sẽ hiện đại hóa và tạo ra một "mối đe dọa cho máy bay của Israel", bởi vì một hệ thống như vậy có thể theo dõi máy bay và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 300 km.
The Jerusalem Post (bản tiếng Anh) trích ý kiến của độc giả Mladen Andriyashevich từ thành phố Beersheba, viết: Tình bạn với Moscow không ổn định và bây giờ, cuối cùng cũng kết thúc.
Nói về việc kết thúc hay chưa kết thúc tình bạn giữa Moscow và Tel Aviv bây giờ là hơi sớm. Điều không thể phủ nhận rằng Moscow sẽ “khóa” bầu trời Syria bằng các loại vũ khí hiện đại. Và nữa, nếu Israel vẫn tiếp tục không kích các căn cứ của Iran trên lãnh thổ Syria như họ từng tuyên bố thì việc họ trở thành mục tiêu của tên lửa là khó tránh khỏi.