Tạm giữ 112 chai rượu sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc

GD&TĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa tạm giữ 112 chai rượu sử dụng logo, nhãn mác có dấu hiệu vi phạm bản quyền thương hiệu rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.

112 chai rượu sử dụng logo, nhãn mác có dấu hiệu vi phạm bản quyền thương hiệu rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.
112 chai rượu sử dụng logo, nhãn mác có dấu hiệu vi phạm bản quyền thương hiệu rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.

Chiều 8/2, ông Ngụy Đình Phúc, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 112 chai rượu sử dụng logo, nhãn mác có dấu hiệu vi phạm bản quyền thương hiệu rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5.

Trước đó, vào chiều ngày 3/2, Đội Quản lý thị trường số 2 phát hiện 7 thùng rượu với số lượng 112 chai rượu lá sâm Ngọc Linh tại khối phố 8 (thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Tất cả số rượu trên đựng trong hộp mang nhãn hiệu Rượu lá sâm Ngọc Linh. Địa chỉ sản xuất của lô hàng trên tại số 426/31 (đường Hùng Vương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

Hiện, lực lượng Quản lý thị trường 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã lập biên bản tạm giữ số rượu trên để điều tra, làm rõ.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Hảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vingin (đơn vị sở hữu thương hiệu rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum K5) cho biết, công ty không ủy quyền cho bất kì đơn vị hay cá nhân nào sử dụng logo hình lá sâm.

Do đó, số sản phẩm trên dùng lôgô nhãn mác giống sản phẩm của công ty là vi phạm quyền tác giả cũng như quyền bảo hộ thương hiệu sản phẩm mà Công ty Cổ phần Vingin đã đăng ký và đang được bảo hộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Nguyễn Hoàng xưa, hiện khuôn viên là Trường THPT Thị xã Quảng Trị. Ảnh tư liệu

Ngôi trường của giáo dục hai miền Nam - Bắc

GD&TĐ - Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ Quảng Trị anh hùng, gần vĩ tuyến 17, đã trải qua hành trình 50 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào.

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.