Bằng cách loại bỏ phí sử dụng thường niên, WhatsApp sẽ tiến xa hơn tại các thị trường lớn với dân số lên tới hàng tỷ người như Ấn Độ hay Brazil, cả 2 đều là các thị trường mới nổi, nhưng người dân gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ công nghệ.
"Đối với những người dân ở các quốc gia như Brazil hay Ấn Độ, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán bởi hầu hết không có thẻ thanh toán quốc tế" - Koum nói.
Các doanh nghiệp muốn tiếp cận tối đa với các đối tượng khách hàng, đó là lý do mà Facebook, với 1,2 tỷ người dùng hàng tháng, kiếm được rất nhiều tiền từ quảng cáo.
Koum cho biết WhatsApp sẽ không gắn quảng cáo vào ứng dụng của họ theo cách truyền thống, nhưng nó là một thị trường rộng lớn đối với các doanh nghiệp.
Chưa có bất cứ thông tin cụ thể nào về mô hình giới thiệu sản phẩm và thương hiệu trên ứng dụng nhắn tin đa nền tảng này, nhưng Koum gợi ý về một phương thức, đặt phòng, gọi đồ, giao hàng thông qua những tin nhắn được tùy biến cho doanh nghiệp.
Trong tương lai, WhatsApp sẽ trở thành một cổng giao tiếp chính thức trên nhiều trang web thương mại điện tử, bên cạnh Skype hay email đã quá quen thuộc.
Trước đây, WhatsApp chưa từng công bố lợi nhuận tới từ những người thanh toán phí thường niên, nhưng con số này cũng không lớn như nhiều người nghĩ.
Một số nguồn tin rò rỉ cho thấy nó chỉ kiếm được khoảng 15 triệu USD trong nửa đầu năm 2014, nhưng công ty mất tời 250 triệu USD, một khoản lỗ khá lớn.
CEO của Facebook - Mark Zuckerberg vẫn khá lạc quan và mong các nhà đầu như nên kiên nhẫn với WhatsApp cho tới khi nó kiếm được tiền. Tầm nhìn của chiến lược gia trẻ tuổi này khá chính xác sau những thương vụ mà Instagram là một điển hình.