Tại sao Mỹ vẫn tiếp tục mua động cơ tên lửa của Nga

GD&TĐ - Công ty “Energomash” của Nga và công ty United Launch Alliance của Mỹ đã ký hợp đồng mới về việc mua động cơ RD-180 thời hạn đến năm 2020.

Tại sao Mỹ vẫn tiếp tục mua động cơ tên lửa của Nga

Các chuyên gia gọi quyết định này là tất yếu do Hoa Kỳ đã không thể tìm thấy động cơ thay thế cho loại này. Hơn hết người Mỹ đã cố gắng tổ chức sản xuất RD-180 ở đất nước của họ nhưng những tài liệu kỹ thuật được cung cấp đã không mang lại kết quả. Theo ý kiến của các chuyên gia thì việc đàm phán với phía Nga sẽ còn được kéo dài sau năm 2020.

Thỏa thuận này tiếp nối hợp đồng trước đó, ví dụ trong năm nay phía Mỹ sẽ nhận được 2 lô động cơ RD-180 và RD-181.

Động cơ RD-180 được sử dụng cho tầng đẩy thứ nhất của tên lửa 2 tầng đẩy sử dụng 1 lần là Atlas V nhằm đưa các loại thiết bị dân sự và quân sự lên quỹ đạo. Thỏa thuận hợp đồng mua RD-180 trị giá khoảng 1 tỉ USD được Matxcova và Washington ký kết vào năm 1997.

Còn động cơ RD-181 được lắp cho tên lửa đẩy sử dụng 1 lần Antares, được phát triển bởi Orbital Sciences Corporation và loại tên lửa này sử dụng với mục đích mang các loại hàng hóa có tải trọng dưới 8 tấn lên quỹ đạo – trước hết là mang hàng hóa lên trạm vũ trụ quốc tế. Việc phóng thử nghiệm Antares đầu tiên được thực hiện năm 2013.

Quyết định mua động cơ RD-180 từ Orbital Sciences Corporation được đưa ra sau khi việc thử nghiệm Antares năm 2014 thất bại- tên lửa đẩy sử dụng động cơ NK-33 do Liên Xô sản xuất đã phát nổ ngay trên bệ phóng. Theo ý kiến chuyên gia, kết quả này đã có thể dự đoán trước – NK-33 đã được sản xuất cho “chương trình Mặt trăng” của Xô Viết, còn ở Mỹ được bán vào những năm 90.

Gặp vấn đề trong tài sản xuất

Theo điều kiện của bản hợp đồng hiện tại, Mỹ đã nhận được không chỉ động cơ RD-180 đã hoàn chỉnh mà còn tài liệu kỹ thuật để sản xuất chúng trên lãnh thổ của mình, thời hạn thỏa thuận bản quyền sẽ kết thúc vào năm 2030.

Theo thông tin từ nhà khoa học đứng đầu Viện nghiên cứu vũ trụ RAS Nathan Eismont thì Mỹ đã cố gắng tổ chức sản xuất loại động cơ này trong nước, tuy nhiên đã không đạt được kết quả.

Theo ý kiến của chuyên gia quân sự Aleksei Leonkov, nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ không sản xuất thành công RD-180 ở trong nước có thể có nhiều nguyên nhân. Bao gồm các tài liệu kỹ thuật được chuyển giao, cũng như vật liệu chế tạo,…

Hiện nay kết quả đáng kể nhất trong tiến trình thay thế động cơ của Nga bằng loại động cơ tương tự sản xuất trong nước được thực hiện bởi công ty Blue Origin, đứng đầu là tỉ phú Jeff Bezos. Công ty này đã bắt đầu phát triển động cơ tương đương với RD-180 từ năm 2011 và thử nghiệm thành công động cơ BE-4 vào tháng 4 năm nay.

Các kỹ sư người Mỹ khẳng định rằng động cơ mới sẽ có giá thành rẻ hơn khoảng 40% so với động cơ nhập khẩu từ Nga. Theo công bố thì động cơ tái sử dụng BE-4 sẽ làm việc bằng metan, chứ không phải kerosin. Tuy nhiên việc đưa vào sản xuất loạt BE-4 vẫn còn trong tương lai xa.

Theo russian.rt.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ