Tác động tiêu cực của bệnh tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi - một bệnh lý có đặc trưng là tình trạng ra mồ hôi quá mức. Bệnh tác động đến một hoặc nhiều vùng cơ thể, nhất là lòng bàn tay, chân, nách hoặc mặt. Tăng tiết mồ hôi kéo dài gây nên một gánh nặng tâm lý và cản trở sinh hoạt, học tập thường ngày cho người bệnh. Tùy vào từng vị trí mồ hôi ra nhiều mà bệnh nhân có những khó chịu khác nhau:

Tác động tiêu cực của bệnh tăng tiết mồ hôi
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đổ mồ hôi ở đầu và mặt: Thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, chị em phụ nữ sợ nhất điều này bởi trang điểm càng nhiều, càng đậm thì khi mồ hôi ra khiến khuôn mặt càng khó coi, làm tăng thêm cảm giác bối rối và tự ti.

Đổ mồ hôi nách: Đây thực sự là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ khi mắc căn bệnh này, mồ hôi gây ướt và làm bẩn áo - là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến nách nặng mùi nên dễ gây cho bệnh nhân những ức chế về tâm lý.

Đổ mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay không những gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp mà còn khiến bệnh nhân ngại tiếp xúc với người khác, đặc biệt như giới doanh nhân thường xuyên giao tiếp, bắt tay khi gặp đối tác. Với lứa tuổi học trò mồ hôi tay gây khó khăn cho việc cầm bút hay làm ướt vở viết. Thêm vào đó, mồ hôi ra quá nhiều khiến bàn tay lạnh ngắt.

Tăng tiết mồ hôi khiến bạn thật sự mất tự tin và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp liên quan đến hệ thần kinh giao cảm. 

Hiện nay, nhiều thầy thuốc đã coi trọng y học dân tộc tìm về những cây thuốc như Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông,…và một số hoạt chất như Taurine, Magie clorua,…để tận dụng mọi công năng, vừa điều hòa thân nhiệt làm mát cơ thể, vừa giúp săn chắc bề mặt da kết hợp tác động trực tiếp vào hệ thần kinh giao cảm khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế bài tiết mồ hôi hiệu quả.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...