Nếu bạn nghiền khoai lang, hãy lưu ý những điều sau để tăng hiệu quả

GD&TĐ - Khoai lang là một thực phẩm phổ biến ở các gia đình không chỉ bởi nó ngon, dễ ăn mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên, cách sử dụng khoai lang hợp lý và hiệu quả thì không phải ai cùng biết.

Nếu bạn nghiền khoai lang, hãy lưu ý những điều sau để tăng hiệu quả

Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là beta-carotene, vitamin A, C, các vitamin nhóm B, magie, mangan, kali, chất xơ. Nguồn dinh dưỡng trong khoai lang có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, giảm cân và làm đẹp da hiệu quả.

Mặc dù khoai lang là món ăn được đánh giá rất cao, có danh y từng nói rằng đây là món "siêu thực phẩm" tốt nhất thế giới, nhưng thực tế lại không phải là món ăn tốt cho tất cả mọi người. Sau đây là những lưu ý khi ăn khoai lang để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính

Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.

Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Người có bệnh về dạ dày thì hạn chế ăn khoai lang

Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày. Bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

Không nên ăn nhiều hoặc ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Không nên ăn khoai cả vỏ

Khoai lang được coi là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên vỏ của chúng lại không được khuyến khích sử dụng. Vỏ khoai có nhiều kiềm, sẽ gây hại cho dạ dày của chúng ta.

Thời điểm không nên ăn khoai lang

Không nên ăn khoai lang vào buổi tối, sẽ làm cho dạ dày dễ trào ngược a-xít, gây mất ngủ, đặc biệt là với những người có dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn khoai khi đói. Bởi trong khoai lang có đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Vài lưu ý khi sử dụng và bảo quản khoai lang

Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.

Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh vì chúng chứa chất độc.

Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ