Hóc xương cá phải làm gì?

GD&TĐ -Trong các loại thực phẩm, cá là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại vì nguy cơ hóc xương. Do không cẩn trọng trong khi ăn mà xương vướng vào cuống họng, gây cảm giác khó chịu, đau rát.

Hóc xương cá có thể nguy hiểm đến tính mạng
Hóc xương cá có thể nguy hiểm đến tính mạng

Không nên ăn nhanh

Thói quen ăn nhanh, nói chuyện trong lúc ăn khiến cho rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do hóc dị vật, thậm chí trong tình trạng nguy kịch tới tính mạng. Ths.BS Trần Hữu Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) cho hay: Trung bình 1 ngày khoa tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân bị hóc dị vật vào cấp cứu. Trong đó có những ca nặng phải phẫu thuật và nằm viện điều trị nhiều ngày.

Bệnh nhân N.T.T (95 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định) nhập viện cấp cứu do hóc xương cá tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Người bệnh đã bị xương cá đâm xuyên từ thực quản ra ngoài cổ. Gia đình bệnh nhân cho hay trong bữa ăn bệnh nhân vừa ăn cá vừa nói chuyện nên bị hóc. Sau khi bị hóc bệnh nhân dùng các mẹo dân gian như cố gắng ăn thêm miếng thức ăn lớn và các mẹo khác để trôi dị vật, nhưng không có kết quả. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã phải mở cạnh cổ lấy dị vật cho bệnh nhân.

Đa phần các ca bị hóc dị vật vào cấp cứu tại khoa là do hóc xương cá. Nguyên nhân là do bệnh nhân thường ăn vội vàng hoặc cười đùa trong lúc ăn. Bác sĩ Thắng cho biết, hóc dị vật xương ca thường là sắc nhọn và dài người bệnh sẽ thấy nuốt đau nhói, hoặc nuốt vướng. Phần lớn các bệnh nhân thường chữa mẹo tại nhà, khi tình trạng đau tăng (nặng) mới tới bệnh viện khám. Khi đó tình đã chuyển biến nặng gây nhiễm trùng, đặc biệt là trường hợp hóc xương cá biển.

Cách xử trí khi bị hóc xương

Chia sẻ về vấn đề này đối với trẻ nhỏ, ThS.BS Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM cũng cho biết: Khi trẻ bị hóc xương các phụ huynh cần bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau:

Bước 1: Ngừng cho bé ăn rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Trẻ nhỏ hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.

Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.

Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.

Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản bạn không thể nhìn thấy được.

Hóc xương cá không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, đôi khi người lớn vẫn có thể mắc phải nếu không cẩn thận trong khi ăn uống. Dưới đây là một vài mẹo đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng khi hóc xương: Ngậm hoặc nuốt vỏ chanh, cam. Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một lát chanh hoặc một miếng vỏ cam để làm xương mềm đi và tan vào nước bọt. Lưu ý là nên bóc sạch hạt để tránh nuốt hạt chanh vào bụng.

Ngậm viên vitamin C. Vitamin C cũng có tác dụng như vỏ cam, vỏ chanh. Sau vài phút ngậm, viên vitamin C sẽ giúp phân hủy được xương cá. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt khi vùng thực quản bị hóc xương chẳng may tổn thương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.