Bộ Y tế: Rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc bảo đảm bình ổn thị trường

GD&TĐ - Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 15339/QLD-GT gửi Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước bảo đảm bình ổn thị trường thuốc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cục Quản lý Dược cho biết, căn cứ Công văn 12575/QLD-GT ngày 23/07/2019 hướng dẫn chi tiết về việc triển khai kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ và căn cứ Công văn số 825/QLD-GT ngày 22/01/2020 về việc bình ổn giá thuốc.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo bình ổn thị trường thuốc trong nước trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn số 15339/QLD-GT chỉ đạo Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố.

Theo đó,Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế thực hiện chặt chẽ việc rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc theo quy định trên cơ sở nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ; căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước sau khi đã gửi báo cáo về Cục Quản lý Dược để công bố trên trang thông tin điện tử của Cục. Trong đó, ưu tiên việc rà soát các hồ sơ kê khai lại giá thuốc từ ngày 1/1/2020.

Sở Y tế sau khi rà soát có văn bản gửi doanh nghiệp kê khai giá yêu cầu báo cáo về mức giá kê khai lại phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá, đề nghị gửi đồng thời 1 bản về  Bộ Y tế Cục quản lý Dược) để cập nhật, theo dõi

 Đồng thời, tiếp tục thực hiện Công văn 12575/QLD-GT ngày 23/7/2019 của Cục quản lý Dược về việc triển khai xem xét kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước quy định tại nghị định 155/2018NĐ-CP.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đặt bẫy ảnh để điều tra nắm bắt các loài động vật hoang dã.

'Mắt thần' giữ rừng Quảng Trị

GD&TĐ - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) có tổng diện tích gần 23.500ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật quý hiếm.