Như chúng ta đã biết, có 7 loại nhựa chính được lưu hành trên thị trường hiện nay, chúng khác nhau về tính chất hóa học, mức độ độc hại và khả năng tái chế, thân thiện với môi trường. Do đó, cần nắm vững đặc điểm và công dụng của từng loại nhựa để có thể sử dụng hợp lý, ngân ngừa các nguy cơ.
Các sản phẩm nhựa làm từ nhựa số 7, có chứa BPA rất phổ biến trong đời sống.
Trong đó, nằm trong số hạn chế sử dụng, loại nhựa số 7 luôn được khuyến cáo hạn chế và tránh xa do các nguy cơ của chúng đến với sức khỏe người trưởng thành và đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Nhựa số 7 là gì?
Một số sản phẩm sử dụng nhựa số 7 trong cuộc sống.
Loại nhựa số 7 được coi là được làm từ loại nhựa khác hoàn toàn với 6 loại nhựa còn lại, thường được nhắc đến với thành phần cực kỳ độc hại là polycarbonat (PC). PC là loại nhựa có chứa bisphenol-A (BPA), vốn được sử dụng từ những năm 1960 trong công nghiệp nhựa với tác dụng tăng độ cứng cho sản phẩm.
Từng được cho là khá an toàn, nhưng nhiều bằng chứng nghiên cứu đã cho thấy chất này thông qua quá trình sử dụng có thể nhiễm vào thực phẩm và mang lại nhiều tác hại khôn lường.
Tuy nhiên, BPA hiện vẫn đang được sản xuất với khối lượng vào loại lớn nhất thế giới mỗi năm.
Trẻ có thể bị tự kỷ và dậy thì sớm nếu bị “phơi nhiễm” BPA
Nói đến tác hại của BPA, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể gây nguy cơ tác động tới quá trình phát triển bình thường của não động vật và trẻ sơ sinh. Theo đó, chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể gây dị dạng bào thai, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ nhỏ và thay đổi chức năng hệ miễn dịch, từ đó gây rối loạn hành vi, khả năng nhận thức, và về lâu dài nó sẽ làm tổn thương não bộ cũng như phát triển các loại ung thư.
Các sản phẩm làm tự nhựa số 3 cũng có khả năng gây hại đến sức khỏe con người.
Các kết quả nghiên cứu cũng dẫn đến sự thật gây sốc là BPA cũng có thể gây rối loạn nội tiết hoặc thậm chí can thiệp vào hormon cơ thể, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển, chức năng mô, sự trao đổi chất cũng như chức năng sinh sản ở người. Cụ thể, BPA có liên quan đến quá trình làm suy giảm ham muốn tình dục, gây liệt dương và hư hỏng ADN của tinh trùng.
Còn đối với trẻ, thanh thiếu niên, BPA ảnh hưởng tới sự phát triển, với mức độ phơi nhiễm cao có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ em gái và phát triển sinh dục bất thường ở bé trai.
90% dân số hiện nay dương tính với sản phẩm nhựa độc hại này
Từ lâu, BPA được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa polycarbonate và nhựa epoxy. Trong khi nhựa polycarbonate thường được sử dụng rộng rãi để làm các loại chai chứa đựng thực phẩm cứng và bền như đồ uống các loại, nước ngọt, soda, cốc cà phê, hộp đựng thức ăn đóng sẵn, ly nhựa và một số sản phẩm tiêu dùng khác. Các sản phẩm khác cũng khá phổ biến và quen thuộc như kính mắt, iPod, vỏ máy tính, bình đựng nước, vật liệu chống đạn, hộp đựng sữa bột cho trẻ…
Từ những vật dụng “thiết yếu” hiện nay như kính mát, vỏ máy tính, đồ hộp… đều có chứa “chất độc” BPA!
Còn nhựa Epoxy được sử dụng để phủ bên trong các sản phẩm hộp chứa bằng kim loại, đặc biệt là nhôm để chống ăn mòn. Ví dụ như các sản phẩm đóng hộp đều cần một lớp Epoxy bên trong, ngoài ra ta có thể gặp exposy trong nhựa làm ống nước…
Tuy nhiên, cho đến nay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn khẳng định rằng BPA là an toàn nếu được sử dụng ở mức thấp, nhưng những lo ngại về việc sử dụng các sản phẩm nhựa này vẫn còn phổ biến.
Tránh xa các sản phẩm chứa BPA
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, hãy sử dụng các sản phẩm có dãn nhãn BPA - free, hoặc nếu không có nhãn này thì nhớ luôn tránh các sản phẩm có đánh dấu mã tái chế 3 hoặc 7.
Sử dụng các sản phẩm dán nhãn BPA - free.
Ngoài ra, cần chú ý hạn chế sử dụng các sản phẩm đóng hộp như cá hộp, cà chua đóng hộp, đậu hộp, cháo đóng hộp… vì hầu hết các lon đều có một lớp lót nhựa có chứa BPA bên trong. Cũng cần nhớ rằng các hộp đựng thủy tinh vẫn có thể có nguy cơ nếu như nắp kim loại của chúng được phủ lớp BPA để chống ăn mòn.
Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng người dùng đặc biệt chú ý không dùng nhiệt quá cao. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo sử dụng nhựa trong lò vi sóng, máy rửa chén vì khi bị phá vỡ kết cấu, cho phép BPA hòa tan và thấm vào thực phẩm.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa cứng, có ký hiệu tái chế số 7 phía dưới.
Nếu có nhu cầu sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm an toàn hơn để thay thế như thủy tinh, sứ hoặc hộp bằng thép không gỉ để đựng thực phẩm thay cho hộp nhựa.