Sử dụng gia vị hợp lý

GD&TĐ - Có nhiều yếu tố để quyết định một món ăn ngon như mùi, vị, hình thức của món ăn hay sức khỏe, tâm trạng của người thưởng thức…Trong đó, gia vị là một phần quan trọng quyết định mùi vị của món ăn. Tuy nhiên, sử dụng gia vị như thế nào là hợp lý để vừa giúp tăng cường vị ngon cho món ăn, vừa đảm bảo sức khỏe là thông tin không nhiều người biết.

Sử dụng gia vị phù hợp giúp món ăn thêm thơm ngon và đậm đà (Nguồn: Internet)
Sử dụng gia vị phù hợp giúp món ăn thêm thơm ngon và đậm đà (Nguồn: Internet)

Trong các loại gia vị, muối được sử dụng rất phổ biến với tính năng làm tăng vị mặn cho món ăn. Ít ai biết rằng, muối là loại gia vị được khám phá ra đầu tiên trong lịch sử loài người. Ngoài chức năng tăng vị, muối còn được dùng để bảo quản thực phẩm do đặc điểm ức chế sự phát triển của vi sinh vật khi muối được dùng với nồng độ cao.

Tuy nhiên tại Việt Nam, người dân đang có thói quen ăn quá mặn so với khuyến nghị, do đó, tình trạng tăng huyết áp có xu hướng ngày càng gia tăng. Người Việt cần giảm lượng muối tới mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là dưới 5g muối/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối). 

Đường giúp mang lại vị ngọt cho món ăn, giúp món ăn ngon hơn. Khi ăn vào, đường được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đường gây ra các nguy cơ về thừa cân, béo phì và tiểu đường.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm Anh, phụ nữ không ăn quá 50g và nam giới không ăn quá 70g đường đơn mỗi ngày.

Mặc dù có tuổi đời trẻ hơn so với các loại gia vị khác, nhưng tính đến nay, bột ngọt được xem là một gia vị quen thuộc để tăng vị ngon cho món ăn.

Ra đời hơn 100 năm từ phát minh của một giáo sư Nhật Bản năm 1909, bột ngọt có thành phần chính là glutamate, một axit amin cũng tồn tại trong nhiều thực phẩm như thịt, hải sản, sữa, rau củ,... và là yếu tố tạo nên vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt. Nhờ thế, bột ngọt còn được gọi là gia vị umami – giúp tăng thêm vị umami cho món ăn mà vẫn giữ trọn hương vị tự nhiên của nguyên liệu.

Nhiều người đặt câu hỏi: sử dụng bột ngọt thế nào cho hiệu quả, lượng dùng bao nhiêu thì vừa? Một số tổ chức y tế và sức khỏe đáng tin cậy trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn với liều dùng hàng ngày (ADI - acceptable daily intake) “không xác định”.

Trong thông tư của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày.

Như vậy, lượng bột ngọt sử dụng trong chế biến tùy thuộc vào món ăn và khẩu vị của từng người, sao cho đạt đến vị ngon vừa miệng nhất. Việc chọn thực phẩm tươi ngon, phối hợp đa dạng, cân đối để đảm bảo bữa ăn an toàn và bổ dưỡng cùng với các gia vị giúp người ăn thấy ngon miệng là những yếu tố cần thiết cho sức khỏe thông qua dinh dưỡng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ