Nghe điện thoại trong góc hẹp, sóng yếu
Một số bạn thường có thói quen nghe điện thoại trong lúc đi thang máy, hoặc trốn vào một góc hẹp như góc tường, góc cầu thang mà nghe những cuộc điện thoại có tính chất riêng tư, bí mật. Tuy nhiên, đây là thói quen rất dễ gây hại đến sức khỏe của bạn.
Bởi lẽ, ở không gian nhỏ, kín hay những góc hẹp này, độ phủ sóng của tín hiệu điện thoại rất yếu, điều này đồng nghĩa với việc công suất bức xạ của điện thoại tăng cao.
Để điện thoại trong túi quần
Rất nhiều nghiên cứu khoa học, cũng như rất nhiều tin đồn lan truyền trên các trang mạng cho rằng việc để điện thoại ở các vị trí này sẽ làm hại đến các bộ phận “nhạy cảm” (đặc biệt là nam giới).
Có điều này là vì điện thoại, đặc biệt là khi nhận cuộc gọi/tin nhắn, là một nguồn phát/thu nhận sóng điện từ mạnh, và sẽ có tác động đến các tế bào, bộ phận trong cơ thể người.
Tốt nhất, nếu có thể nên đặt điện thoại trong cặp xách (khi đi đường), hoặc đặt ở trên bàn (nếu ở văn phòng).
Hoặc một giải pháp thuận tiên hơn, đó là bạn có thể sử dụng một chiếc bao da đeo thắt lưng, mặc dù điều này so với việc để trong túi quần cũng… không khác nhau là mấy.
Sử dụng điện thoại khi trời mưa
Không cần phải nói quá nhiều về tác hai của nước, một kẻ thù cực kỳ nguy hiểm đối với các thiết bị điện tử, nó có thể làm chập mạch các linh kiện trong điện thoại, nặng hơn nước có thể làm hư máy.
Trừ phi điện thoại của bạn được trang bị khả năng chống nước hay muốn sớm đổi điện thoại mới còn không đừng cho nó đi "tắm mưa" như trong hình dưới đây.
Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ 14 quốc gia trên thế giới, bức xạ của điện thoại di động có khả năng làm rối loạn sự phát triển của bộ não, ảnh hưởng hệ miễn dịch, thay đổi cấu trúc ADN dẫn đến phát triển khối u ung thư.
Đồng thời vào tháng 5/2011, WHO đã đưa ra kết luận chính thức khi liệt điện thoại di động vào danh sách những thứ có thể gây ung thư cho con người.
Chính vì thế, chúng ta nên hạn chế gọi/nghe điện thoại ở những nơi sóng yếu và có không gian hẹp để hạn chế ảnh hưởng của bức xạ điện thoại gây ra cho cơ thể mình.
Tiếp xúc với điện thoại ở cự li quá gần
Việc tiếp xúc với điện thoại và bức xạ điện thoại ở cự li gần trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Các chuyên gia cho rằng, khoảng cách tốt nhất giữa tai và điện thoại khi nghe máy là khoảng 5 cm.
Theo đó, để tránh tiếp xúc quá nhiều với sóng di động, chúng ta nên thường xuyên dùng tai nghe khi gọi/nghe máy hoặc thi thoảng chuyển sang dùng điện thoại bàn.
Còn nếu có những bạn không thể sử dụng vật gì khác thay cho di động, thì cứ mỗi vài phút các bạn nên thay đổi vị trí nghe điện thoại từ tai trái sang phải và ngược lại để tránh mỏi tai và tiếp xúc với bức xạ quá nhiều.