Sống trên sao Hỏa: Con người phải thay đổi bản thể

Sống trên sao Hỏa: Con người phải thay đổi bản thể

Để có thể đưa người lên sao Hỏa vào năm 2030 theo như kế hoạch của NASA, các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ sẽ phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe. Các phi hành gia sẽ ra khỏi lá chắn bảo vệ của từ trường Trái đất, bị phơi nhiễm phóng xạ từ tia vũ trụ sinh ra trong các vụ nổ sao hay siêu tân tinh. Đồng thời, họ cũng sẽ gặp phải hội chứng thoái hóa xương, vốn khiến xương các phi hành gia trở nên yếu đi sau thời gian dài sống trong môi trường không trọng lực.

Mặc dù vậy, các phi hành gia vẫn có thể quay trở lại Trái đất “một cách toàn vẹn”, theo như khẳng định từ NASA. Nếu muốn an toàn và khỏe mạnh khi sống trên sao Hỏa hoặc ở bất kỳ nơi đâu ngoài Trái đất, chúng ta có thể cần phải thực hiện một số điều chỉnh lên bản thiết kế sinh học cơ bản của loài người. Kỹ thuật di truyền và những công nghệ chỉnh sửa gene tiên tiến khác “có thể sẽ được sử dụng nếu loài người muốn sống, làm việc và phát triển trên sao Hỏa”, theo khẳng định của Kennda Lynch, chuyên gia sinh vật học và địa chất học tại Viện Nghiên cứu Houston (Mỹ).

Về cơ bản, việc chỉnh sửa gene để tạo ra “siêu năng lực” không chỉ tồn tại trong những bộ phim hay truyện viễn tưởng. Trên thực tế, các nhà khoa học đã và đang thực hiện điều này ngay ngoài đời. Chẳng hạn, DNA của Tardigrades (gấu nước), mệnh danh là “sinh vật bất tử”, đã được các nhà khoa học thử đưa vào bên trong tế bào con người trong phòng thí nghiệm.

Đáng chú ý, việc đem DNA của Tardigrades lai ghép với tế bào con người mang lại những kết quả thật đáng kinh ngạc. Theo tiết lộ của chuyên gia Christopher Mason, những tế bào đã được chỉnh sửa có khả năng chống chọi với bức xạ vũ trụ tốt hơn nhiều so với tế bào của người bình thường.

Theo Christopher Mason, Phó Giáo sư di truyền học nổi tiếng tại Đại học Weill Cornell (New York, Mỹ) cho biết, các tế bào được biến đổi cho thấy khả năng chống bức xạ lớn hơn so với các tế bào bình thường. NASA và các cơ quan không gian khác đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ các phi hành gia của họ về mặt vật lý thông qua việc che chắn tàu vũ trụ và dược lý thông qua nhiều loại thuốc.

“Gấu nước và những vi khuẩn cực trị (sinh vật hữu cơ hiếu khí sống ở những điều kiện đặc biệt khắc nghiệt) như vi khuẩn kháng phóng xạ Deinococcus radiodurans sở hữu những đặc tính sinh học thật sự đáng kinh ngạc. Chúng ta có thể tận dụng những đặc tính này của một trong số chúng” - chuyên gia Christopher Mason cho biết.

Đáng chú ý, việc đem DNA của Tardigrades lai ghép với tế bào con người mang lại những kết quả thật đáng kinh ngạc. Theo tiết lộ của chuyên gia Christopher Mason, những tế bào đã được chỉnh sửa có khả năng chống chọi với bức xạ vũ trụ tốt hơn nhiều so với tế bào của người bình thường.

Khai thác được những đặc điểm này một ngày nào đó cũng có thể sẽ cho phép các phi hành gia thực hiện các chuyến hành trình xa hơn sao Hỏa, đến một số hành tinh kỳ lạ và nguy hiểm hơn. Như hành trình đưa phi hành đoàn đến Mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi chứa đựng một đại dương rộng lớn bên dưới lớp vỏ băng giá của nó, hiện vẫn là điều bất khả thi ở thời điểm hiện tại.

Đáng chú ý, việc áp dụng các kỹ thuật di truyền, chỉnh sửa gene chắc chắn sẽ không chỉ giới hạn với phi hành gia và những người sẽ định cư trên sao Hỏa. Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực sinh học tổng hợp sẽ mở ra một chương mới, khi những loại vi khuẩn “đã được chỉnh sửa, thiết kế đặc biệt” sẽ giúp con người xây dựng nơi định cư trên Hành tinh Đỏ.

Nhà nghiên cứu Kennda Lynch phát biểu: “Hầu hết các nhà sinh vật học vũ trụ phản đối ý tưởng địa cầu hóa sao Hỏa và nhấn mạnh rằng, chúng ta không muốn dập tắt hoặc thay đổi căn bản của một hệ sinh thái bản địa có thể phát sinh trên Hành tinh Đỏ. Nhưng một trong những lý do chính khiến chúng ta khám phá sao Hỏa là để xác định xem Trái đất có phải là hành tinh duy nhất có sự sống hay không”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ