Sôi nổi Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang 2022

GD&TĐ - Ngày 24/9, Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 27 diễn ra ngay dịp lễ Senne Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

56 đôi bò tham gia tranh tài tại ngày hội.
56 đôi bò tham gia tranh tài tại ngày hội.

Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang năm nay có 56 đôi bò đến từ các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn (tỉnh An Giang) và huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang).

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Lên, giám đốc Đài PT-TH An Giang – Phó trưởng Ban Tổ chức, nhấn mạnh: “Hội đua bò Bảy Núi là một dạng thức lễ hội nông nghiệp độc đáo có một không hai của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi, An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi, ngày hội còn là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa cho người nông dân Khmer các phum, sóc sau những giờ lao động vất vả trên đồng ruộng".

Ông Nguyễn Văn Lên, giám đốc Đài PT-TH An Giang – Phó trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc.

Ông Nguyễn Văn Lên, giám đốc Đài PT-TH An Giang – Phó trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc.

Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trong dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của dân tộc Khmer Nam bộ, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước.

Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang đã trở thành nét văn hóa độc đáo của cộng đồng vùng Bảy Núi ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, thu hút sự quan tâm của du khách và hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tham gia hội thi có 56 đôi bò đến từ các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn (tỉnh An Giang) và huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang).

Tham gia hội thi có 56 đôi bò đến từ các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn (tỉnh An Giang) và huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang).

Sau lễ khai mạc, 56 đôi bò tranh tài theo từng cặp qua thể thức loại trực tiếp, đội thắng được vào thi đấu tiếp vòng trong. Theo thể thức quy định của giải, mỗi cuộc tranh tài gồm 1 vòng hô và 1 vòng thả để xác định đôi bò thắng cuộc.

Trên đường đua nếu có đôi bò nào tự ý ra khỏi đường đua hoặc giẫm lên bừa của đôi bò trước… coi như phạm quy sẽ bị loại. Do vậy, các vòng thi diễn ra rất sôi nổi, hào hứng và đầy kịch tính.

Anh Nguyễn Thanh Hùng, đến từ TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: “Hội đua bò là lễ hội truyền thống của người dân Khmer huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

Hằng năm, gia đình tôi đều sắp xếp thời gian lên đây xem và trải nghiệm cảm giác sôi nổi, hào hứng khi chứng kiến các đôi bò cùng nhau tranh tài. Tôi thấy rất vui”.

Hơn 10 nghìn người dân trong và ngoài địa phương nô nức đến xem và cổ vũ nồng nhiệt qua các vòng đua.
Hơn 10 nghìn người dân trong và ngoài địa phương nô nức đến xem và cổ vũ nồng nhiệt qua các vòng đua.

Được biết, tháng 1/2016, lễ hội đua bò vùng Bảy Núi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2020, tỉnh An Giang phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy hội đua bò Bảy Núi với mục tiêu nâng tầm hội đua bò Bảy Núi thành hội đua bò quốc tế.

Đề án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo ra sản phẩm tinh thần, thiết lập điểm đến trong chuỗi du lịch theo tuyến khép kín, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Ông Chau Honl, ngụ xã Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên – An Giang) chia sẻ: “Hai năm rồi do dịch bệnh Covid-19, hội đua bò không tổ chức. Năm nay tổ chức lại, anh em chúng tôi vui mừng lắm. Đây là dịp lễ hội theo truyền thống của ông bà nên dù bận rộn cỡ nào tôi cũng nhất quyết đi coi cho bằng được”.

Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 27 năm 2022 là một trong các hoạt động hướng đến kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh. Phát huy bản sắc văn hoá và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp lễ Sene Dolta.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.