Sốc với việc cho phép cưỡng hiếp, giết người ở chương trình thực tế

Luật chơi 1 chương trình truyền hình trực tuyến, trong đó 30 người tự sống sót ở Siberia hoang dã, đã khẳng định cưỡng hiếp và giết người đều được cho phép.

Sốc với việc cho phép cưỡng hiếp, giết người ở chương trình thực tế
Soc voi viec cho phep cuong hiep, giet nguoi o chuong trinh thuc te - Anh 1

Người chơi phải đối mặt với nguy cơ bị giết, hiếp... (Nguồn: Daily Mail)

Ban tổ chức một chương trình truyền hình trực tuyến mang hơi hướng Đấu trường Sinh tử, trong đó 30 người sẽ phải tự tìm cách sống sót giữa vùng Siberia hoang dã, đã khẳng định rằng cưỡng hiếp và giết người đều được cho phép.

Những người tham gia Game2: Winter - trong đó một nửa là nữ - sẽ được đưa tới vùng đất hoang dã với gấu và chó sói trong một bài kiểm tra khả năng sinh tồn kéo dài 9 tháng trong nhiệt độ có thể giảm tới dưới mức -40 độ C.

Các thí sinh đến từ nhiều nước khác nhau đến với cuộc thi để giành giải thưởng trị giá 1,3 triệu bảng. Họ sẽ được trang bị dao, và sẽ cần phải đi săn và câu cá để có thức ăn.

Tỷ phú 35 tuổi người Nga Yevgeny Pyatkovsky, người tổ chức chương trình đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bác bỏ bất kỳ cáo buộc nào từ phía người chơi ngay cả khi họ bị thiệt mạng hay cưỡng hiếp. Chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về việc này. Điều này sẽ được ghi trong một bản cam kết mà người chơi sẽ ký trước khi bắt đầu chương trình.”

Luật chơi đã viết: “Mọi việc đều được cho phép. Đánh nhau, rượu bia, giết người, cưỡng hiếp, hút thuốc, mọi thứ.”

Những người tham gia chương trình phải trên 18 tuổi và “ổn định về mặt tâm lý”, ngoài ra còn phải chi trả 132.000 bảng Anh, mặc dù một số sẽ được lựa chọn trong một cuộc điều tra trên mạng và có thể tham gia không cần trả phí.

Sẽ không có đoàn làm phim nào cả - toàn bộ khu vực sẽ được gắn camera và mỗi người tham gia phải mang theo một camera cầm tay cùng pin sạc có khả năng cấp nguồn điện trong 7 giờ, Pyatkovsky cho biết.

Soc voi viec cho phep cuong hiep, giet nguoi o chuong trinh thuc te - Anh 2

30 người chơi sẽ phải tự tìm cách sống sót giữa vùng Siberia hoang dã. (Nguồn: Daily Mail)

Cuộc thi dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 1/7/2017 và được chiếu trên mạng 24/7, sử dụng những đoạn phim từ 2.000 chiếc camera cố định được lắp trong một khu rừng taiga có diện tích 2.225 mẫu, và được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Arập.

Người chơi sẽ được các cựu đặc vụ GRU Spetznaz ưu tú của Nga tập huấn kỹ năng sống sót, nhưng sau đó, họ sẽ phải tự mình đối mặt với nhiệt độ khắc nghiệt của vùng này: mùa hè có thể lên tới 35 độ C, mùa đông có thể xuống -40 độ hoặc thấp hơn.

Cho đến nay, các nhà sản xuất chương trình đã thu hút được sự chú ý của nhiều người muốn thử sức, từ các nhân viên cứu hộ, những người chưa từng được đào tạo đặc biệt, những du khách chuyên nghiệp cho tới các doanh nhân, nhiếp ảnh gia, người làm trang sức và bác sỹ tâm lý.

Nhà sản xuất Nikolay Ginzburg nhận định: “Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng trong dự án này, một người đơn giản sẽ dễ dàng sống sót hơn một nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp. Điều cần thiết là hành động theo trực giác, chứ không phải là làm theo hướng dẫn.”

Mỗi người chơi sẽ có một nút bấm giải cứu kết nối với một vệ tinh. Khi bấm vào nó, họ sẽ được sơ tán khỏi rừng taiga Siberia, nhưng không được phép quay trở lại.

Soc voi viec cho phep cuong hiep, giet nguoi o chuong trinh thuc te - Anh 3

Tất cả những người sống sót qua 9 tháng sẽ chia nhau tiền thưởng.

“Chương trình sẽ rất khắc nghiệt,” Pyatkovsky nói. “Sẽ không có bác sỹ đi cùng những người tham gia. Nếu có ai đó bị ốm hay bị thương và nhận ra rằng họ không thể vượt qua bài kiểm tra, trực thăng sẽ đưa họ ra khỏi rừng để được chữa trị tận tình. Điều này đồng nghĩa với việc người đó bị loại.”

Bất chấp cách tiếp cận lãnh đạm đối với giết người và cưỡng bức, cuộc thi cũng cho biết rằng luật pháp Liên bang Nga được áp dụng, và nếu có tồn tại bằng chứng phạm tội, “cảnh sát sẽ tới và đưa họ đi.” Chương trình cũng khuyên người chơi “tuân thủ theo luật pháp Liên bang Nga".

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.