Smartphone đang làm biến dạng bộ não người?

Điện thoại thông minh (smartphone) đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, chúng có thể đã thay đổi hình dạng và chức năng bộ não của chúng ta, theo một nghiên cứu mới.
Smartphone đang làm biến dạng bộ não người?

Một nhóm chuyên gia Thụy Sỹ đã tiến hành theo dõi những người tình nguyện trong 10 ngày. Các đối tượng nghiên cứu gồm một nhóm toàn những người sử dụng điện thoại cảm ứng và một nhóm sử dụng điện thoại di động truyền thống với các nốt bấm cố định.

Thông qua kiểm tra sóng não, nhóm nghiên cứu phát hiện, những người sử dụng điện thoại cảm ứng hiện đại hàng ngày đã thay đổi hình dạng và chức năng vùng vỏ não thể giác, khu vực ở trung tâm bộ não kiểm soát các ngón tay cái. Cụ thể là, vỏ não thể giác của những người này lớn hơn và mạnh mẽ hơn.

Viết trên tạp chí Current Biology, nhóm nghiên cứu nhận định, những người sử dụng smartphone đã thay đổi cách phối hợp hoạt động giữa các ngón tay cái và bộ não của họ, với ảnh hưởng lớn hơn ghi nhận ở các đối tượng dùng smartphone nhiều hơn.

Trong khi việc dùng các nốt bấm cố định yêu cầu các cử động tay đơn giản, sử dụng màn hình cảm ứng đòi hỏi một loạt cử động phức tạp hơn nhiều. Phần não kiểm soát xúc giác ở các ngón tay cái và đầu ngón tay chứng kiến nhiều hoạt động hơn - gia tăng kết nối giữa chúng và tăng tốc thời gian phản ứng cũng như độ nhạy cảm.

"Chúng tôi khám phá ra rằng, việc thường xuyên sử dụng điện thoại cảm ứng liên quan đến sự tái tổ chức vỏ não. Hoạt động của vỏ não tương ứng trực tiếp với lượng dùng đầu ngón tay cái chạm điều khiển smartphone", chuyên gia thần kinh, tiến sĩ Arko Ghosh, người đứng đầu nghiên cứu, nói.

Smartphone đang buộc mọi người sử dụng đôi tay của họ theo những cách chưa từng có trong lịch sử tiến hóa của loài người. Chúng ta không chỉ sử dụng ngón tay cái và các đầu ngón tay theo một cách mới, mà còn làm điều đó hàng giờ, hàng ngày suốt cả năm.

Ông Ghosh nhấn mạnh, sự "ám ảnh" của chúng ta với smartphone đã chứng tỏ khả năng nhào nặn phù hợp với hoàn cảnh của bộ não. Tuy nhiên, dù bộ não được ghi nhận có khả năng thích ứng với các yêu cầu mới, những thay đổi như vậy đôi khi có thể dẫn tới các cơn đau và rối loạn cử động mạn tính.

Theo Vietnamnet/ Dailymail
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.