Smartphone 5G: Bước tiến của công nghệ Trung Quốc

GD&TĐ - Tập đoàn công nghệ khổng lồ, Huawei, vừa công bố kế hoạch ra mắt smartphone thế hệ tiếp theo được phát triển dựa trên công nghệ của chính họ, thay vì sử dụng các bộ phận nhập từ Mỹ. 

Con chip được Huawei phát triển thành công để ứng dụng vào mảng smartphone.
Con chip được Huawei phát triển thành công để ứng dụng vào mảng smartphone.
Đây là nỗ lực nhằm cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành công nghiệp này của Trung Quốc, trước bối cảnh bị Hoa Kỳ coi là mối đe dọa an ninh.
Huawei Technologies Ltd., nhà cung cấp thiết bị chuyển mạch mạng lớn nhất toàn cầu cho các công ty điện thoại, đang đầu tư mạnh tay để phát triển chip độc quyền, một lĩnh vực mà trước đây các nhà cung cấp Mỹ dẫn đầu. Điều này sẽ tiết kiệm cho Huawei hàng tỷ USD mỗi năm từ việc mua các bộ phận từ Mỹ và tránh những nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung vì lý do “an ninh”.

Chiếc điện thoại được Huawei quảng cáo là điện thoại thông minh thế hệ thứ 5 gập được đầu tiên, sẽ được ra mắt vào tháng tới, tại sự kiện thường niên lớn nhất của ngành điện thoại - Đại hội Thế giới Di động ở Barcelona, theo Richard Yu, CEO của Tập đoàn Huawei.

Chiếc điện thoại được làm dựa trên chipset Kirin 980 của Huawei và modem Balong 5.000, thay vì các bộ phận từ các nhà cung cấp truyền thống của Mỹ như Qualcomm Inc.

Doanh số smartphone của Huawei và các sản phẩm tiêu dùng khác cho thấy chúng không hề bị ảnh hưởng bởi các cảnh báo về an ninh từ phương Tây và vẫn tăng hơn 50% trong năm ngoái, theo Yu trao đổi với truyền thông. Ông cho biết, doanh thu của đơn vị ông đứng ở vị trí dẫn đầu với con số là 52 tỷ USD, hơn một nửa doanh thu hàng năm mà công ty dự kiến cho năm 2018 là 100 tỷ. Huawei vẫn chưa công bố kết quả tài chính 2018.

Huawei vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Intel Corp và các nhà cung cấp khác của Hoa Kỳ, nhưng đã tự phát triển thành công chip tốc độ cao cho smartphone và các server. Hãng Huawei đã chủ động sử dụng chipset do họ phát triển trong các dòng sản phẩm của mình.

Qualcom sở hữu một loạt các sản phẩm và bằng sáng chế nhiều hơn trong mảng chip cho điện thoại thông minh, nhưng Huawei đang bắt kịp, theo Xi Wang của IDC.

Đối thủ Trung Quốc nhỏ hơn của Huawei, ZTE Corp. suýt phá sản trong năm vừa qua, sau khi chính quyền Mỹ cắt đứt quyền tiếp cận của họ tới công nghệ Hoa Kỳ, vì công ty này đã xuất khẩu thiết bị sang Iran và Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục quyền tiếp cận công nghệ sau khi ZTE nộp 1 tỷ USD tiền phạt và đồng ý sa thải đội ngũ điều hành của mình, thay thế bằng các quan chức được phía Hoa Kỳ chọn lựa.

Thông báo vừa qua của Huawei cho thấy, những nỗ lực tích lũy bởi các công ty Trung Quốc, nhằm phát triển công nghệ cạnh tranh với các đối thủ phương Tây và giảm sự phụ thuộc vào các bí quyết nhập khẩu.

Chính quyền Trung Quốc đã đặt mục tiêu vào mảng viễn thông, cùng với mảng robot và trí tuệ nhân tạo trong các kế hoạch phát triển công nghệ, điều này gây ra cuộc chiến thuế quan hiện tại với Mỹ.

Theo AP, Japantoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.