SGK Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều đáp ứng yêu cầu của chương trình mới

GD&TĐ - SGK Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều chú trọng dạy cách học, phương pháp học; không chạy theo nhồi nhét nội dung.

SGK Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều đáp ứng yêu cầu của chương trình mới

SGK Ngữ văn 10 (bộ sách Cánh Diều) gồm 2 tập được biên soạn thống nhất và tiếp nối sách Ngữ văn Trung học cơ sở theo mô hình tích hợp; lấy hệ thống thể loại có kết hợp với đề tài làm cơ sở để phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học (các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), các năng lực chung và các phẩm chất chủ yếu cho học sinh.

Ngoài Bài Mở đầu, 2 bài ôn tập, tự đánh giá cuối học kì I và cuối năm học, sách Ngữ văn 10 có 8 bài học: Truyện (2 bài), thơ (2 bài), Kịch (1 bài), Nghị luận (1 bài), Văn bản thông tin (1 bài) và 1 bài ơ văn Nguyễn Trãi.

Mỗi bài học chính trong sách gồm ba phần, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động đọc, viết, nói và nghe theo một cụm thể loại hoặc kiểu văn bản nhất định:

– Phần mở đầu trình bày các Yêu cầu cần đạt và Kiến thức ngữ văn làm cơ sở để đọc hiểu, viết, nói và nghe.

– Phần kiến thức mới hình thành qua các mục Đọc hiểu văn bản, Viết, Nói và nghe.

– Phần luyện tập, vận dụng gồm ực hành đọc hiểu, thực hành tiếng Việt, thực hành viết, thực hành nói và nghe, Tự đánh giá.

Ngoài ra, sách Ngữ văn 10 còn có sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10, gồm ba chuyên đề sau:

− Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian.

− Chuyên đề 2: Sân khấu hoá tác phẩm văn học.

− Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết.

Đây là những chuyên đề tự chọn nhằm đáp ứng năng lực, nhu cầu và sở thích cá nhân của người học; giúp học sinh bước đầu phân hoá theo định hướng nghề nghiệp.

Sách Ngữ văn 10 Cánh Diều bám sát các yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018 để tổ chức hệ thống bài học với nhiều điểm mạnh nổi bật dưới đây:

* Điểm mạnh về cấu trúc sách

- Cấu trúc hợp lí: lấy thể loại và kiểu văn bản làm trục chính kết hợp với đề tài, chủ đề do Chương trình chỉ quy định về thể loại, kiểu văn bản.

- Bảo đảm tỉ lệ hài hoà: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Có bài Mở đầu; bài Ôn tập và tự đánh giá cuối mỗi kì; có các bảng tra cứu.

- Bảo đảm tích hợp cao giữa các văn bản đọc hiểu, thực hành đọc hiểu, thực hành tiếng Việt, viết và nói - nghe ở những bài học khác nhau.

* Điểm mạnh về cấu trúc bài học:

- Thực hiện tư tưởng THỰC HỌC của Nghị quyết 29 bằng phương châm “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”.

Biên soạn theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực: Dạy cách đọc, viết và nói – nghe. Không sa vào việc trang bị lí thuyết mà chủ yếu yêu cầu vận dụng, thực hành. Lựa chọn các nội dung bài đọc thiết thực, gần gũi với đời sống.

Luôn đặt ra các tình huống, câu hỏi, bài tập yêu cầu huy động kiến thức, hiểu biết vào giải quyết vấn đề. Yêu cầu thực hành, vận dụng những gì học được vào giao tiếp hằng ngày.

- Thực hiện tích hợp cao, nhằm phát triển năng lực và giảm tải.

Mỗi bài học đều rèn luyện đủ 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; các nội dung rèn luyện liên quan chặt chẽ với nhau; kiến thức, kĩ năng của bài trước liên quan tới bài sau, ngược lại bài sau góp phần củng cố kiến thức kĩ năng ở bài trước.

Mỗi bài học 11 tiết, dành khoảng 6-7 tiết cho đọc hiểu, nhưng chỉ nêu lên 2 văn bản đọc chính; sau đó thực hành đọc một văn bản; giáo viên linh hoạt về thời gian.

* Điểm mạnh về ngữ liệu và hình thức trình bày:

- Kế thừa: văn bản đọc hay, và những đơn vị kiến thức văn học, tiếng Việt cơ bản, đáp ứng được đặc trưng thể loại và kiểu văn bản theo yêu cầu của Chương trình mới.

- Đổi mới: bổ sung một số văn bản phù hợp với tâm lí lứa tuổi, đáp ứng được đặc trưng thể loại và kiểu văn bản theo yêu cầu của Chương trình mới; phản ánh được thành tựu văn học dân tộc; cập nhật với đời sống xã hội hiện đại.

- Sách được thiết kế sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu; in màu và có nhiều hình ảnh, bảng biểu, minh hoạ đẹp. Kênh hình trở thành các nội dung dạy và học.

* Điểm mạnh về phương pháp dạy học và đánh giá:

- Chú trọng dạy cách học, phương pháp học; không chạy theo nhồi nhét nội dung.

- Chú trọng thực hành thông qua các hoạt động, không nặng về lí thuyết, mục tiêu tạo ra được sản phẩm giao tiếp, làm chính.

- Rèn luyện và thực hành các kĩ năng theo quy trình.

- Đổi mới đánh giá theo yêu cầu của Chương trình: đánh giá năng lực (đọc, viết, nói và nghe); sử dụng ngữ liệu đánh giá mới.

- Khuyến khích GV sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học theo yêu cầu mở: hiện đại, phù hợp và khả thi.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty Cổ phần giáo dục Cánh Diều Địa chỉ: Số 50 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0911878386;

Email: pkd@sgdcanhdieu.vn,

website: sgdcanhdieu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.