Serbia lên tiếng về việc phản đối lệnh trừng phạt Nga

GD&TĐ - Belgrade không ngại khi quyết định từ chối áp đặt lệnh trừng phạt Moscow, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Nói với báo giới một cuộc họp với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, ông Vucic đã đưa ra tuyên bố trên.

Ngày 29/8, nhà lãnh đạo Pháp đã đến Belgrade trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày. Các bên đã thống nhất về việc bán 12 máy bay phản lực đa năng Rafale do Pháp sản xuất cho Serbia. Tổng số tiền của thỏa thuận đã ký, gồm phụ tùng thay thế và phí dịch vụ, lên tới 2,7 tỷ euro (3 tỷ USD).

Khi được một phóng viên hỏi liệu việc bán máy bay phản lực có phải là sự dịch chuyển của Serbia khỏi Moscow và gần gũi hơn với EU hay không, ông Vucic trả lời rằng mặc dù ông biết Tổng thống Macron muốn Belgrade cam kết trừng phạt Moscow, nhưng điều đó sẽ không xảy ra.

Ông Vucic nói thêm rằng mặc dù không tham gia lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi xung đột giữa Moscow và Kiev nổ ra, Serbia vẫn ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và coi nước này là một quốc gia thân thiện.

Ông cho biết kể từ đó, Belgrade đã quyên góp nhiều viện trợ nhân đạo cho Kiev hơn các quốc gia Balkan khác cộng lại.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Pháp gọi bước đi của Belgrade hướng tới Pháp là một sự thay đổi chiến lược.

Ông Macron nói: "Chúng ta thấy rất nhiều người chỉ trích quan hệ đối tác của Serbia với Trung Quốc hoặc Nga, và giờ đây Serbia lại có quan hệ đối tác với Pháp".

Tổng thống Pháp nói thêm rằng ông tôn trọng chủ quyền và quan hệ đối tác quốc tế của Belgrade, "nhưng đây là một sự mở đầu, một sự thay đổi chiến lược".

Đầu tháng này, Bộ trưởng Nenad Popovich phụ trách hợp tác kinh tế quốc tế của Belgrade, cho biết Serbia đang theo đuổi chính sách đối ngoại đa hướng.

Ông lưu ý Belgrade đang hướng tới mục tiêu phát triển hợp tác với châu Âu, châu Á và thế giới Hồi giáo, việc gia nhập EU là ưu tiên chính đối với đất nước ông, vì nước này được bao quanh bởi các thành viên khối hoặc các quốc gia ứng cử viên.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của Brussels về việc gia nhập EU là Serbia áp đặt lệnh trừng phạt và cắt đứt quan hệ với Nga là "hoàn toàn không thể chấp nhận được", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các cô giáo, cán bộ, nhân viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học khẩn trương khắc phục thiệt hại sau mưa lũ.

Phút 'sinh tử' trong lũ dữ

GD&TĐ - Ngày 10/9, nước dâng nhanh và chảy xiết đổ vào Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái).