Về quê ăn Tết, nhiều người phải ói ra mật xanh, mật vàng khi di chuyển bằng tàu xa. Nếu không muốn uống thuốc, dùng miếng dán chống say xe thì dưới đây là những loại quả được bác sĩ đông y chỉ định.
Bác sĩ Trần Vũ Lan Hương, Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM lý giải: Say xe có hai dạng, say xe do hành khách không chịu được mùi xăng, mùi hôi trên xe hoặc do sự điều khiển của hệ thần kinh.
Dưới đây là một số loại trái cây được bác sĩ “chỉ định” nên dùng, để hạn chế tốt nhất hoặc tránh khỏi nguy cơ say xe.
Xoài: Nhờ có vị chua nên khi ăn xoài, hệ thần kinh sẽ “bắt” tuyến nước bọt hoạt động, đồng thời kết hợp với động tác nhai sẽ khiến não bộ kích thích hệ thống tiền đình hoạt động “phù hơp” hơn, nên không phải say tàu xe.
Ảnh Internet
Đây là một kinh nghiệm, mà những người đi biển đã phát hiện ra từ thời xa xưa. Để chống sau tàu hoặc say xe, hành khách nên chọn mua xoài còn sống nhưng không quá chua.
Vỏ quýt: Đây là một trong những loại quả có tinh dầu rất nhiều ở vỏ. Thế nhưng, nhiều người chỉ thường ăn quýt để bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin rồi bỏ vỏ.
Vỏ quýt không chỉ có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hóa mà nhiều nước trên thế giới còn dùng chiết suất tinh dầu. Đối với những người dễ say xe, nên đem theo vỏ quýt làm “bùa hộ mệnh”.
Ảnh Internet
Hành khách có thể bóp vỏ quýt cho mùi thơm của tinh dầu bay ra. Khi não bộ nhận “ngửi” được tinh dầu này thì sẽ làm thông áp lực giữa hai bên tai, cân bằng hệ tiền đình, giúp hành khách có chuyến về quê ăn Tết an toàn.
Gừng: Củ gừng có 1%-3% tinh dầu và nhiều chất cay khác nhau. Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hóa.
Gừng có rất nhiều công dụng khác nhau, ngoài việc sử dụng gừng để tránh ho và chống lạnh trong mùa đông, thì nhân dân ta còn dùng gừng chống nôn ói khi đi tàu xe.
Ảnh Internet
Hành khách có thể nhấm từng ít gừng sống, mỗi ngày dùng chừng 4-8g. Với những trường hợp không ăn được gừng sống thì có thể ăn mứt gừng, nhưng hạn chế mứt gừng quá ngọt hay mất hết vị cay.
Say xe không chỉ do hệ thần kinh trung ương hoạt động không tốt do sự vận chuyển của cơ thể mà còn do bụng quá đói hoặc quá no, mất ngủ, người mệt mỏi, bực tức, không khí ô nhiễm cũng gây ra tình trạng say tàu xe.