Sát thủ đại dương to bằng xe bus sống cùng thời khủng long
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch một loài bò sát khổng lồ thống trị đại dương tồn tại cùng thời với khủng long.
Nhà nghiên cứu Valentin Fischer ở Đại học de Liège, Bỉ ngày 25/5 công bố công trình nghiên cứu về hóa thạch của một giống bò sát pliosaur, sát thủ đại dương có kích cỡ bằng một chiếc xe bus.
Hóa thạch này được phát hiện vào tháng 8/2002 bên bờ sông Volga, Nga, gần thành phố Ulyanovsk trong tình trạng được bảo quản tốt. Hóa thạch có răng sắc nhọn, hàm khỏe mạnh, bốn vây, hộp sọ dài trên 1,5 mét.
Giống bò sát pliosaur sống cùng thời khủng long, với hóa thạch cổ nhất có niên đại khoảng 135 triệu năm.
Hóa thạch do Fischer phát hiện được đặt tên là Luskhan itilensis, có phần mõm thon dài lạ thường, như mõm cá heo. Cá thể này có kích thước lớn như một chiếc xe bus, với hàm răng rất sắc và 4 chân chèo lớn, đứng đầu trong chuỗi thức ăn dưới đại dương thời cổ đại.
"Đây là đặc điểm ấn tượng nhất, cho thấy loài pliosaur sống trong nhiều khu vực sinh thái hơn chúng ta vẫn nghĩ", Fischer nói.
Theo nghiên cứu mới, loài pliosaur sống sót sau một sự kiện tuyệt chủng ở cuối kỷ Jura, sinh sôi trở lại trước khi tuyệt diệt. Sự biến mất của chúng diễn ra nhiều triệu năm trước sự kiện đại tuyệt chủng 65 triệu năm trước khiến khủng long biến mất khỏi hành tinh.
Pliosaur không có họ hàng với khủng long mà là họ hàng xa của rùa biển hiện đại.
GD&TĐ - Mỹ thúc đẩy xung đột Nga-Ukraine với 2 mục đích: Làm suy yếu EU với tư cách là đối thủ kinh tế và Nga với tư cách là đối thủ chính trị và quân sự.
GD&TĐ - Trí thông minh mang lại cho chúng ta khả năng suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm, nhưng đôi khi lại trở thành rào cản trên hành trình tìm kiếm bạn đời.
GD&TĐ - Công an tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức ‘Ngày Hội hiến máu tình nguyện năm 2023’ với hơn 200 cán bộ, chiến sĩ cùng tham gia.
GD&TĐ - Hơn 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ đã liên kết tạo chương trình khuyến mại nhân dịp kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.