Sát hại chủ nợ vì món tiền hơn 200 nghìn đồng

GD&TĐ - Nợ tiền lâu không trả, bị đòi gắt quá Hiệp bực tức dùng chai thủy tinh đâm chết chủ nợ rồi cướp tài sản nạn nhân.

Bị cáo Nguyễn Tấn Hiệp nghe tuyên án. Ảnh: VNN
Bị cáo Nguyễn Tấn Hiệp nghe tuyên án. Ảnh: VNN

Theo cáo trạng của VKSND TP HCM, Nguyễn Tấn Hiệp (52 tuổi, ngụ tại quận Thủ Đức, TP.HCM) thường xuyên tới mua hàng tại cửa hàng tạp hóa của bà Trần Thị Thủy (ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) và thiếu nợ 205 ngàn đồng.

Ngày 29/5/2019, chưa trả hết món nợ cũ, Hiệp tiếp tục tới tiệm của bà Thủy mua hàng và vẫn mua chịu. Bởi lẽ đó bà Thủy khó chịu và có những lời lẽ gay gắt. Vốn dĩ đang nợ nần nhiều và bị bà Thủy cằn nhằn khiến Hiệp nảy sinh ý định sát hại bà này.

Tiếp đó Hiệp vào khu bếp lấy một chai thủy tinh, đợi khi bà Thủy từ nhà vệ sinh bước ra, Hiệp đập thẳng vào mặt nạn nhân. Trong lúc hai bên giằng co, thấy nạn nhân la hét, Hiệp bèn cầm chiếc chai đã bể đâm vào miệng!

Bị nhiều vết thương nghiêm trọng, bà Thủy đã nằm bất tỉnh. Thấy vậy Hiệp lấy đi dây chuyền, nhẫn vàng và gần 3 triệu đồng của nạn nhân rồi bỏ về nhà. Đến 18h cùng ngày, con trai bà Thủy đi làm về phát hiện mẹ đã chết nên vội tới cơ quan công an trình báo.

Chỉ sau đúng 1 ngày, cơ quan điều tra đã xác định Hiệp là nghi can chính của vụ trọng án và đã bắt giữ Hiệp để điều tra làm rõ, báo Vietnamnet thông tin.

Ngày 24/8, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Tấn Hiệp về 2 tội “giết người” và “cướp tài sản”. Xét thấy, hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, cần phải loại vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Sau khi nghị án, HĐXX TAND TP.HCM  đã quyết định tuyên phạt bị cáo Hiệp tử hình về tội “giết người”, 6 năm tù về tội “cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là tử hình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...