Rước họa vào thân với máy lọc không khí diệt Covid-19

Rước họa vào thân với máy lọc không khí diệt Covid-19

Máy lọc không khí có ngăn được Covid-19?

Trên mạng lan truyền rất nhiều biện pháp phòng lây nhiễm virus Covid-19. Đó là hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng...

Trong đó, có giải pháp được nhiều người chia sẻ là sử dụng máy lọc không khí để tiêu diệt virus Covid-19. Liệu các máy lọc không khí thông thường có làm được điều này?

PGS.TS Phạm Văn Nho, Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng, Trường ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội) cho biết, hiện có nhiều công nghệ lọc không khí, phổ biến nhất hiện nay là công nghệ màng lọc HEPA. Màng lọc HEPA (High efficiency particulate air filter – Bộ lọc hạt không khí tiêu chuẩn cao) gồm một tấm lưới các sợi thủy tinh có đường kính từ 0,5 đến 2 micromet, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và đan xen lẫn nhau.

Với kiểu thiết kế này, màng lọc HEPA cho phép khả năng lọc được đến 99,97% các loại hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,3 micromet lơ lửng trong không khí. Vấn đề ở đây Covid-19 là một loại virus, nghĩa là có kích thước còn nhỏ hơn cả vi khuẩn.

Theo các nhà khoa học, virus Covid-19 có kích thước khoảng 100 nm (tương đương 0,1 micromet), nghĩa là vượt qua khả năng lọc của màng lọc HEPA, nên sử dụng máy lọc không khí thông thường, không có tác dụng lọc virus Corona.

Một công nghệ khác xuất hiện ở dòng máy lọc không khí hiện đại là trang bị công nghệ ion. Khi hoạt động, máy sẽ phóng ra các ion âm vào không khí. Những ion âm này sẽ phản ứng với gốc hydro của vi khuẩn và virus để phá vỡ cấu trúc ADN hoặc bao kín và cô lập các vi sinh vật này, khiến các loại vi sinh vật bị tiêu diệt hoặc nhanh chóng lắng xuống, giúp loại bỏ nguy cơ lây bệnh.

Thậm chí, một số loại máy lọc không khí được trang bị tia cực tím cũng góp phần tăng khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong không khí, bao gồm cả virus Covid-19. Nhưng các công nghệ này đa phần chỉ đúng trên lý thuyết.

Mặt trái của công nghệ

Nhiều công nghệ có thể diệt virus, nhưng nó chỉ đúng về nguyên lý, bởi khó áp dụng trong điều kiện bình thường. “Máy lọc công nghệ ion có thể diệt được virus. Nhưng nó lại không tốt cho sức khỏe con người. Bởi con người hít phải ion vào cơ thể sẽ gây hại. Có thể gây viêm nhiễm bên trong do các phản ứng oxy hóa khử của ion.

Để lọc không khí trong phòng kín thì công nghệ ion sẽ làm cho virus chết, nhưng phải trong một khoảng thời gian đủ dài và trong phòng không có người. Đến nay, dòng máy lọc không khí công nghệ quang xúc tác sử dụng nano oxit titan là có thể diệt được virus, nhưng loại công nghệ này có giá thành khá cao”, PGS.TS Phạm Văn Nho cho biết.

Đã có những tin đồn rằng sử dụng khí nóng từ máy sấy tay trong 30 giây sẽ loại bỏ mọi virus trên tay. Tuy nhiên đây là thông tin sai lầm. Nếu tay bị nhiễm bẩn mà không được rửa sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc xà bông thì máy sấy tay cũng không thể làm nhiễm vụ tiêu diệt vi khuẩn.

Một cách khác được nhiều người lựa chọn là dùng đèn cực tím chiếu tia UV trong nhà để diệt khuẩn. PGS.TS Phạm Văn Nho cho biết, đúng là tia cực tím có thể diệt được virus. Bằng chứng là trong phòng mổ người ta thường bật đèn tia cực tím thường xuyên để khử trùng.

Đèn cực tím chiếu tia UV là dạng ánh sáng có cấu trúc hạt, khi virus rơi vào đúng chùm ta UV thì chúng sẽ bị thay đổi cấu trúc ADN dẫn đến bị chết. Nhưng ngược lại, việc sử dụng tia cực tím trong môi trường sống bình thường lại rất có hại cho con người. Dễ dẫn đến tình trạng lão hóa da, đồ dùng trong nhà bị hỏng, phai màu, nhanh cũ…

Để phòng tránh virus Corona, đừng cực đoan hóa bất cứ phương pháp nào. Cách tốt nhất vẫn là vệ sinh cá nhân đúng cách, mở cửa phòng thoáng gió, không khí lưu thông, có ánh nắng tự nhiên sẽ khiến virus tự chết mà không cần đến các loại máy móc công nghệ hiện đại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.